Răng số 8 là tên gọi khác của răng khôn, chiếc răng này thường mọc sau cuối trên cung hàm nên không có đủ chỗ để mọc thẳng, trong hầu hết các trường hợp thì răng số 8 đều phải nhổ bỏ. Vì thuộc nhóm răng hàm nên quy trình nhổ răng số 8 đòi hỏi sự tỉ mỉ mà cân nhắc kỹ lưỡng. Vậy cụ thể khi nhổ răng số 8 chúng ta cần lưu ý điều gì?
Răng số 8 là răng nào?
Răng số 8 thực chất là những chiếc răng khôn mọc sau cuối trên cung hàm. Chúng thường xuất hiện vào khoảng 18 – 25 tuổi. Do xuất hiện sau cuối nên răng số 8 không còn đủ chỗ để mọc thẳng, dẫn đến tình trạng răng số 8 mọc lệch hoặc mọc ngầm.
Răng số 8 khi mọc lệch hay mọc thẳng đều gây ra các triệu chứng như: Đau nhức, sưng nướu, nóng sốt,… Có không ít trường hợp, do răng khôn không còn đủ chỗ để “ngoi lên” nên phải đâm sang răng hàm số 7, gây ra tình trạng viêm lợi trùm răng khôn và làm răng số 7 bị xô lệch.
Khi nào cần nhổ răng số 8?
Thực tế, răng số 8 không giữ chức năng nào đặc biệt, chúng ta hoàn toàn có thể nhổ răng số 8 nếu chúng rơi vào những trường hợp sau:
- Răng số 8 mọc và khiến bạn đau nhức dữ dội.
- Răng số 8 gây nhiễm trùng lặp đi lặp lại.
- Răng khôn mọc lệch sang răng hàm số 7, khiến chiếc răng này bị xô lệch, đau nhức.
- Răng số 8 chưa gây biến chứng nhưng tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng số 7 thì cần nhổ bỏ để ngăn ngừa biến chứng.
- Răng số 8 mọc thẳng nhưng không có răng đối diện ăn khớp, lâu ngày răng sẽ trồi dài và cọ xát với nướu răng hàm đối diện.
- Cần nhổ răng số 8 khi chúng mọc thẳng nhưng có hình dạng bất thường, tiềm ẩn nguy cơ sâu răng.
- Răng số 8 bị sâu, viêm nha chu hoặc mắc một số bệnh lý răng miệng khác.
Lưu ý: Răng khôn – Răng hàm số 8 là chiếc răng thuộc nhóm răng hàm nên chỉ định nhổ răng số 8 sẽ được cân nhắc sau khi nha sĩ thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng.
Nhổ răng khôn – răng số 8 có biến chứng gì không?
Quy trình nhổ răng số 8 yêu cầu kỹ thuật và tay nghề cao, trong quá trình nhổ răng thì yếu tố vô trùng cũng cần được đảm bảo, nếu không có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
1. Nhiễm trùng
Khi bị nhiễm trùng, bệnh nhân thường có biểu hiện chung là sốt cao, tiết dịch màu vàng hoặc trắng tại miệng vết thương, vết thương lâu lành và đau nhức dai dẳng. Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra do thiết bị nhổ răng không đảm bảo vô trùng hoặc chế độ chăm sóc sau khi nhổ răng số 8 không hợp lý.
2. Nhiễm khuẩn huyết
Tình trạng nhiễm trùng vết thương nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, biểu hiện của tình trạng này thường là cảm giác rét run, sốt cao, mạch đập nhanh,…
3. Viêm ổ răng khôn
Sau khi nhổ răng số 8, nếu vết thương không được chăm sóc kỹ lưỡng có thể gây ra tình trạng viêm tại ổ răng khôn. Biểu hiện của tình trạng này là cảm giác đau âm ỉ dưới nướu hoặc hàm có mùi hôi từ ổ răng mới nhổ.
4. Tổn thương dây thần kinh
Biến chứng sau khi nhổ răng khôn ngoài việc viêm nhiễm và nhiễm trùng máu còn có thể là tổn thương dây thần kinh. Điều này thường xuất phát từ việc nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật, gây sang chấn dây thần kinh. Biểu hiện của tình trạng này là cảm giác ngứa ran hoặc tê vùng lưỡi, môi, răng và nướu.
Biến chứng sau khi nhổ răng số 8 là điều không phổ biến, tuy nhiên nó vẫn có thể xảy đến với bạn nếu chọn nha khoa kém uy tín. Để giảm thiểu việc xảy ra biến chứng, bệnh nhân cần tìm hiểu thật kỹ và tìm ra địa chỉ nha khoa uy tín trước khi nhổ răng.
Sau khi nhổ răng số 8 cần lưu ý điều gì?
Sau khi nhổ răng số 8, bệnh nhân cần chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và cách chăm sóc răng miệng để vết thương nhanh lành cũng như hạn chế biến chứng. Dưới đây là 2 lưu ý bạn cần ghi nhớ:
1. Chế độ ăn uống
- Sau khi nhổ răng số 8, nên ưu tiên sử dụng thực phẩm mềm và loãng để giảm áp lực đến răng và xương hàm.
- Trong hai ngày đầu sau khi nhổ răng, không nên ăn các món ăn quá nóng hoặc lạnh, kiêng sử dụng đồ ăn cay nóng.
- Không sử dụng chất kích thích, nước có gas hoặc đồ uống có cồn.
- Uống nhiều nước để tăng cường tuần hoàn máu, giúp vết thương nhanh lành.
- Ăn nhiều rau củ giàu vitamin C, D để tăng sức đề kháng, hạn chế nhiễm trùng.
2. Chế độ vệ sinh răng miệng
- Tuyệt đối không hút thuốc lá trong 3 ngày đầu nhổ răng số 8.
- Tránh súc miệng và chải răng tại vùng răng mới nhổ.
- Sau 2 ngày nhổ răng, có thể súc miệng bằng nước muối loãng hoặc trà để sát khuẩn, hạn chế nhiễm trùng.
- Chải răng bằng bàn chải lông mềm nhưng tránh vị trí mới nhổ răng.
Lời kết
Nhổ răng răng số 8 là điều cần thiết trong trường hợp răng mọc lệch và gây biến chứng, để hạn chế biến chứng sau khi nhổ răng, bạn nên tham khảo những lưu ý trên bài viết nhé!