Cắt thắng môi, cắt thắng lưỡi là một thủ thuật đơn giản, điều trị các bất thường nằm ở vị trí bám của các cấu trúc thắng, trả lại vị trí đúng và đảm bảo chức năng vận động bình thường, giúp khuôn mặt hài hòa.
Vậy thắng môi, thắng lưỡi bình thường là như thế nào? Hình ảnh thắng lưỡi bình thường ra sao? Cùng tham khảo hình ảnh minh họa chính xác dưới đây.
Định nghĩa về tổ chức ‘’thắng ‘’ trong khoang miệng và các vấn đề về cơ quan này
Thắng là một tổ chức cơ nhỏ được bao ngoài bởi màng cơ, nối hai môi và lưỡi với xương hàm trên và hàm dưới. Bình thường có 7 thắng trong khoang miệng với hình dạng và vị trí khác nhau.
Chức năng chính của các thắng là giữ cho sự phát triển của các môi và lưỡi hài hòa với sự phát triển của các xương miệng trong quá trình phát triển của phôi thai. Loại thắng ảnh hưởng lớn nhất đến sự mọc răng và môi trường miệng là thắng nối với lưỡi (thắng lưỡi) và thắng nối ở vị trí chính giữa của môi trên.
Sự bất thường của tổ chức thắng là bệnh lý về di truyền chiếm khoảng 5% dân số và phổ biến ở bé trai hơn bé gái
Phẫu thuật cắt thắng lưỡi
Thắng môi là một loại thắng đặc biệt nối mặt dưới của lưỡi với sàn miệng, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khoang miệng.
Đây là tổ chức giữ vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của lưỡi, nhất là ‘’sự nuốt’’, để thực hiện quá trình nuốt, lưỡi cần được đưa lên áp sát vòm miệng, và quá trình này cũng góp phần tạo hình cho vòm miệng. Sự rắn chắc của thắng lưỡi xác định biên độ hoạt động của lưỡi, mức độ đưa lên trên hay đưa ra phía trước trong các hoạt động của lưỡi.
Nếu lưỡi không thể đưa lên đủ sát vòm miệng do thắng lưỡi quá ngắn, lưỡi sẽ tự đưa ra phía trước theo phản xả để có thể ap sát vòm miệng và thói quen này góp phần có thể góp phần tạo thúc đẩy sự đưa ra của hàm dưới và hiện tượng cắn hở các răng phía trước. Hiện tượng thắng lưỡi quá ngắn còn gọi là tật ‘’dính lưỡi’’.
So sánh : A thắng lưỡi bình thường và B thắng lưỡi ngắn bám vào mặt sau răng cửa giữa hàm dưới và mặt dưới chóp lưỡi
Về mặt chức năng, thắng lưỡi ngắn gây trở ngại trong việc bú sữa ở trẻ sơ sinh, khó khăn khi phát âm khi trẻ học nói và ảnh hưởng đến việc chỉnh nha cũng như gây ra các vấn đề về răng miệng:
- Ở trẻ sơ sinh, tật dính lưỡi gây khó khăn khi trẻ bú sữa (khoảng 20%-50% trường hợp thắng lưỡi ngắn gây khó khăn cho việc bú sữa ở trẻ sơ sinh, xuất hiện đa số ở bé trai, khoảng 1.5-2,6 bé trai/ 1bé gái, đôi khi cần có chỉ định phẫu thuật cắt thắng lưỡi)
- Thắng lưỡi ngắn còn dẫn đến các rối loạn trong việc phát âm khi trẻ học nói, hay còn gơi là tật ‘’nói ngọng ‘’ ở trẻ, đặc biệt ở các âm cần cong lưỡi và âm cần độ rung như ‘’S’’, ‘’R’’, ‘’TH’’,
- Thắng lưỡi bất thường còn dẫn đến các vấn đề về chỉnh nha như hẹp hàm , vòm miệng hẹp và cắn hở vùng răng trước. Thắng lưỡi bám quá gần phần nướu ở phần bờ xương ổ răng có thể gây tụt nướu và tiêu xương. Việc duy trì thói phản xạ nuốt với thắng lưỡi ngắn bẩm sinh còn dẫn đến sự lệch lạch vị trí các răng. Thắng lưỡi ngắn còn là tác nhân gây sây sâu răng do lưỡi không thể đảm bảo được việc vệ sinh trong khoang miệng, hạn chế trong việc quét, làm sạch bề mặt cũng như kẽ răng.
Các vấn đề trên cần có sự can thiệp phẫu thuật cắt thắng lưỡi trong nha khoa trẻ em
- Việc phẫu thuật giúp làm dài thắng, cụ thể là loại bỏ một phần thắng lưỡi giúp chức năng cũng như hoạt đông của lưỡi được cải thiện
- Trong các trường hợp đơn giản, chỉ cần gây tê tại chỗ khi phẫu thuật với phương pháp cắt thắng bằng laser. Các trường hợp phức tạp, cần phải cắt một phần các sợi cơ, thủ thuật này cũng chỉ cần gây tê tại chỗ.
Phẫu thuật cắt thắng môi
Thắng môi có 2 vị trí, thắng môi trên và thắng môi dưới, tuy nhiên chỉ có thắng môi trên thường gây nên khoảng hở giữa hai răng cửa giữa.
Tuy nhiên, phẫu thuật cắt thắng môi được khuyến cáo nên thực hiện trong quá trình chỉnh nha, khi trẻ trong độ tuổi từ 10-11 tuổi, sau khi khe hở giữa 2 răng cửa giữa hàm trên đã được đóng bằng việc chỉnh nha mới thực hiện phẫu thuật cắt thắng môi nhằm tránh sự hình hành sẹo khi lành thương sau phẫu thuật làm cho khoảng hở giữa 2 răng cửa tái phát.
Khi khe hở giữa 2 răng cửa đã được đóng, cần duy trì bằng cung dán ở mặt trong của răng.Hiện nay vẫn còn tồn tại những quan điểm trái chiều về chỉ định phẫu thuật cắt thắng môi ở hàm trên
Có quan điểm cho rằng việc cắt thắng môi hàm trên cần thực hiện khi trẻ còn nhỏ tuổi vì thắng môi hàm trên gây ra khoảng hở giữa 2 răng cửa giữa vĩnh viễn, vì vậy cần thực hiện phẫu thuật cắt thắng môi trước khi điều trị chỉnh nha, giúp cho việc đóng khoảng hở giữa 2 răng cửa giữa hàm trên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, điểm này nhận được nhiều sự đồng tình, trên thực tế, khoảng hở giữa các răng cửa có thể được cho là bình thường khi các răng nanh vĩnh viễn chưa mọc, có nghĩa là, khoảng hỡ giữa 2 răng cửa hàm trên sẽ được đóng một cách tự nhiên khi các răng vĩnh viễn đã mọc.
Hơn nữa sự hình thành sẹo lành thương sau phẫu thuật cắt thắng môi sẽ cũng sẽ khiến cho khoảng hở giữa 2 răng cửa giữa hàm trên tái phát.
Vì thế, phần lớn các tác giả đều đồng tình với quan niệm rằng phẫu thuật cắt thắng môi nên chỉ định cắt thắng môi sau khi răng nanh vĩnh viện đã mọc.
Trường hợp khoảng hở lớn, 6-8mm, xuất hiện trong quá trình chuyển tiếp từ bộ răng sữa sang bộ răng vĩnh viễn,phẫu thuật cắt thắng môi cần được thực hiện nhằm hỗ trợ cho việc đóng khoảng hở giữa hai răng cửa vĩnh viễn bằng khí cụ chỉnh nha và tránh tối đa tình trạng mọc lệch vị trí, thường mọc lệch về phía vòm miệng, của các răng cửa bên và các răng nanh vĩnh viễn .
Khi này, phẫu thuật cắt thắng môi trên không nhằm mục đích đóng khoảng hở giữa các răng cửa giữa hàm trên mà nhằm hỗ trợ cho việc chỉnh nha.
Thắng môi hàm dưới có thể gây ra một số vấn đề răng miệng khi bám gần bờ nướu dính , gây hiện tượng tụt nướu theo thời gian do lực kéo thường xuyên và luôn hướng xuống dưới do cử đông hằng ngày của môi dưới.
Kết luận
- Sự bất thường của thắng môi và thắng lưỡi có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng (tụt nướu, tiêu xương…); ảnh hưởng đến chức năng ( khó khăn khi bú ở trẻ sơ sinh, tật nói ngọng,..), sự phát triển bình thường của 2 hàm ,quá trình thay răng,…và cả vấn đề thẩm mỹ như đã phân tích ở trên
- Tùy trừng trường hợp mà bác sĩ răng hàm mặt sẽ có những chỉ định cụ thể cho vấn đề điều trị
- Tuy nhiên đây là thủ thuật đơn giản, chỉ cần gây tê tại chỗ, không gây sưng đau sau phau thuật, lành thương nhanh sau phẫu thuật nhanh và bệnh nhân có thể ra về trong ngày.
Bảng Giá Dịch Vụ Phẫu Thuật
PHẪU THUẬT TRONG MIỆNG: | |
Ghép xương tổng hợp | 6.000.000 / 1 răng |
Màng xương | 4.500.000 – 8.000.000 / 1 răng |
Nâng xoang | 11.500.000 (kín) – 18.000.000 (hở) / 1 bên hàm |
Làm dài thân răng | 2.000.000 / 1 răng |
Điều trị cười hở nướu (hở lợi): | |
Ghép nướu | 6.500.000 / 1 răng |
Cắt chóp | 3.000.000 / 1 răng |
Nhổ răng thường | 1.000.000 – 1.500.000 / 1 răng |
Nhổ răng thường không sang chấn bằng máy Piezo | 2.200.000 – 3.000.000 / 1 răng |
Tiểu phẫu răng khôn, răng mọc ngầm bằng máy Piezo | 3.000.000 – 6.000.000 / 1 răng |
Điều chỉnh mài xương ổ răng | 2.000.000 / 1 răng |
Cắt thắng lưỡi / môi để di dời điểm bám | 7.000.000 / Ca |
Ghép xương khối | 11.500.000 – 18.000.000 / vị trí |
Ghép xương tự thân | 13.500.000 – 22.500.000 / vị trí |
Phẫu thuật dời dây thần kinh | (liên hệ trực tiếp) |
Thắng môi là gì?
Thắng môi là một nếp gấp dài chạy từ niêm mạc môi đến thành xương ổ răng. Nếu thắng môi bám quá dài về phía thân răng gọi là thắng môi dính.
Thắng môi bám giữa ranh giới của niêm mạc lợi và miệng gây co kéo nướu, gây khó khăn để vệ sinh răng miệng. Ngoài ra thắng môi bám cao còn tạo ra khe hở giữa 2 răng cửa, ảnh hưởng tới thẩm mỹ cũng như gây tâm lý tự ti, ngại giao tiếp.
Thắng lưỡi dính là gì?
Thắng lưỡi liên kết lưỡi với sàn miệng, thắng lưỡi dính khiến việc di động của lưỡi khó khăn.
Dính thắng lưỡi thường gây nói ngọng. Ngoài ra, dính thắng lưỡi còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác như:
Khó khăn trong việc ăn uống do khi nuốt lưỡi bị co lại một cách khó khăn.
Mất thẩm mỹ hàm răng vì tật dính thắng lưỡi có thể làm cho răng cửa hàm dưới bị nghiêng hoặc có khe hở.