Cấy ghép răng implant có thực sự tốt hơn cầu răng sứ hay không?

Tìm hiểu sự khác biệt giữa trồng implant và cầu răng sứ, từ đó chọn ra giải pháp tối ưu cho sức khỏe răng miệng và nụ cười tự tin của bạn.

Nụ cười rạng rỡ không chỉ là chìa khóa của sự tự tin mà còn là biểu hiện của sức khỏe răng miệng tốt. Tuy nhiên, tình trạng mất răng có thể ảnh hưởng đến cả hai yếu tố này. Giữa vô vàn lựa chọn phục hình răng, trồng răng implantcầu răng sứ được xem là hai giải pháp phổ biến. Vậy, trồng răng implant có thực sự là “chìa khóa vàng” cho hàm răng chắc khỏe bền lâu, hay cầu răng sứ cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc? Hãy cùng Bệnh viện Răng hàm mặt Worldwide khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Trồng răng implant là gì?

Trồng răng implant, hay còn gọi là cấy ghép implant, là một kỹ thuật phục hình răng hiện đại. Phương pháp này được đánh giá cao về tính hiệu quả và độ bền. Quy trình thực hiện bao gồm việc cấy một trụ implant (thường được làm từ titanium) vào xương hàm, đóng vai trò như chân răng thật. Sau khi trụ implant tích hợp vững chắc với xương hàm, bác sĩ sẽ gắn một mão răng sứ lên trên, tạo thành một chiếc răng giả hoàn chỉnh, giống như răng thật cả về hình dáng lẫn chức năng.

Trồng implant là phương thức cấy trụ implant vào xương hàm xem như chân răng

Cầu răng sứ là gì? 

Cầu răng sứ là một phương pháp phục hình răng truyền thống, được sử dụng khá phổ biến. Kỹ thuật này bao gồm việc mài nhỏ hai răng thật bên cạnh răng mất để làm trụ đỡ, sau đó gắn một cầu răng sứ (gồm răng giả và răng trụ) lên trên. Cầu răng sứ có thể phục hồi răng mất một cách nhanh chóng, nhưng không thay thế được chân răng.

Cầu răng sứ là kỹ thuật phục hình răng truyền thống

Trồng răng implant và cầu răng sứ có gì khác nhau?

Mặc dù đều có một chức năng chung là phục hình răng đã mất nhưng mỗi phương pháp sẽ có đặc điểm riêng biệt, ưu và nhược điểm khác nhau. 

Khả năng ăn nhai

Cả răng implant và cầu răng sứ đều có khả năng phục hồi chức năng ăn nhai gần như răng thật. Tuy nhiên, cầu răng sứ có khả năng chịu lực và độ chắc chắn kém hơn so với răng implant. 

Khả năng ngăn ngừa tiêu xương hàm

Trụ implant đóng vai trò như chân răng thật, kích thích xương hàm và ngăn ngừa quá trình tiêu xương. Ngược lại, nhược điểm của cầu răng sứ là không thể ngăn ngừa tiêu xương hàm. Thậm chí còn có thể gây tiêu xương nhanh hơn ở vùng răng mất do không có chân răng.

Tính thẩm mỹ

Cầu răng sứ đôi khi không được tự nhiên bằng răng implant. Nhờ được thiết kế riêng biệt, răng implant giống răng thật về hình dáng, màu sắc và độ bóng, mang tính thẩm mỹ cao. 

Tuổi thọ

Răng implant có tuổi thọ rất cao, có thể lên đến trọn đời nếu được chăm sóc đúng cách. Trong khi đó, cầu răng sứ có tuổi thọ thấp hơn, thường chỉ từ 7-10 năm.

Chi phí

Dựa trên những ưu điểm vượt trội mà trồng răng implant mang lại, chi phí trồng răng implant thường cao hơn. Cầu răng sứ có chi phí thấp hơn, phù hợp với những người có ngân sách hạn hẹp.

Mức độ xâm lấn

Trồng implant có xâm lấn nhưng không đáng kể, ít gây đau đớn và hạn chế tối đa biến chứng. Cầu răng sứ sử dụng kỹ thuật mài răng dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng thật.

Thời gian điều trị

Thời gian điều trị trồng răng implant thường kéo dài vài tháng, cầu răng sứ chỉ mất vài ngày. 

Rủi ro

Bất kỳ phương pháp nào cũng sẽ có rủi ro, không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối.  Tuy vậy, tỷ lệ nhiễm trùng, đào thải implant xảy ra rất thấp. Với cầu răng sứ, vấn đề sâu răng, viêm nướu, lung lay răng trụ có thể xảy ra sau khi gắn răng.

Nên lựa chọn implant hay cầu răng sứ?

Việc lựa chọn trồng răng implant hay cầu răng sứ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó bao gồm tình trạng răng miệng, sức khỏe, khả năng tài chính và mong muốn của bạn.

Trường hợp phù hợp trồng implant

Trồng răng implant có thể áp dụng cho hầu hết các trường hợp mất răng, từ 1 răng, vài răng cho đến toàn hàm. Đây là ưu điểm mà phương pháp cầu răng sứ không thể thực hiện được. Hơn hết, với xu hướng lựa chọn làm răng bảo toàn tối đa răng thật, trồng răng implant sẽ hạn chế việc “tái can thiệp”. Điều này giúp bệnh nhân yên tâm hơn – “làm một lần, sử dụng trọn đời”.

Phương pháp trồng implant có thể áp dụng cho hầu hết các trường hợp mất răng

Trường hợp phù hợp làm cầu răng sứ

Để thực hiện phương pháp cầu răng sứ, bệnh nhân bắt buộc cần can thiệp mài răng. Cụ thể là khi phục hình một răng đã mất, bác sĩ sẽ tiến hành mài 2 răng liền kề để dựng trụ cầu. Do đó, nó chỉ có thể áp dụng với trường hợp mất 1 hoặc vài răng. Cách làm này khiến răng mất đi cấu trúc tự nhiên, yếu hơn, dẫn đến những khó khăn về sau.

Cầu răng sứ sử dụng kỹ thuật mài răng để dựng trụ cầu

Lời kết

Tổng quan lại, có thể nói rằng trồng implant là giải pháp phục hình răng vượt trội. Song, cầu răng sứ cũng có những ưu điểm đáng nói. Vì vậy, để lựa chọn công nghệ nào sao cho phù hợp với tình trạng răng, sức khỏe và nhu cầu của bệnh nhân, điều này cần được kiểm tra và tham vấn bởi các bác sĩ chuyên môn. Để được thăm khám và tư vấn cụ thể, bạn có thể liên hệ đặt lịch với chúng tôi qua các cách sau:

  • Gọi trực tiếp đến số hotline 092.838.7989
  • Điền thông tin liên hệ tại đây
  • Đến trực tiếp địa chỉ: Bệnh viện Răng hàm mặt Worldwide – 244A Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Phan Vĩnh Luân – Bệnh viện RHM Worldwide.

iconzalochat