Trồng implant – một giải pháp hiệu quả khắc phục tình trạng tiêu xương hàm do mất răng. Tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này và hậu quả do tiêu xương hàm gây ra.
Mất răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng, đặc biệt là tình trạng tiêu xương hàm. Vậy tiêu xương hàm là gì? Hậu quả của nó ra sao và trồng implant có phải giải pháp khắc phục tốt hay không? Bài viết này sẽ giải đáp và cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất!
Tiêu xương hàm là gì và nguyên nhân
Tiêu xương là tình trạng giảm mật độ và thể tích của xương hàm.
Nguyên nhân chính và phổ biến nhất gây ra tiêu xương hàm là do mất răng lâu ngày không được phục hồi. Sau khi nhổ răng, cơ thể sẽ tạo xương mới vào ổ chân răng, tuy nhiên, trong đa số trường hợp sẽ không thể lấp đầy toàn bộ ổ răng mà thu hẹp về chiều cao và chiều rộng của xương. Ngoài ra, khi răng mất đi, vùng xương hàm không còn nhận kích thích từ lực nhai do đó sẽ tiêu dần đi.
Ngoài ra, tiêu xương hàm có thể là hậu quả từ viêm nha chu hoặc các bệnh lý khác như u, nang trong xương hàm.

Hậu quả của tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vấn đề trong sinh hoạt và sức khỏe của con người.
Chức năng ăn nhai
Tiêu xương hàm làm giảm độ vững chắc của răng, đặc biệt là răng hàm. Điều này khiến cho việc nhai thức ăn trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là đối với các loại thức ăn cứng và dai. Mất răng cũng làm thay đổi khớp cắn, gây ra đau khớp thái dương hàm khi ăn nhai, nói chuyện.
Thẩm mỹ
Việc cấu trúc xương hàm không còn hoàn chỉnh sẽ làm giảm nâng đỡ mô mềm, từ đó làm khuôn mặt bị hóp lại. Đôi môi cũng sẽ bị mỏng đi hoặc bị tụt vào do tác động xương hàm kéo vào trong, thẩm mỹ tổng thể của khuôn mặt sẽ bị thay đổi, trông già hơn so với tuổi.

Sức khỏe răng miệng
Ảnh hưởng lớn nhất mà tiêu xương hàm gây ra là sức khỏe răng miệng bị sụt giảm. Nướu bị tụt xuống, gây ra các bệnh như viêm nướu, viêm nha chu. Các chân răng kế bên bị lung lay do mất đi sự nâng đỡ. Hoạt động vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn, vi khuẩn dễ tích tụ, tăng nguy cơ sâu răng.
Sức khỏe tinh thần
Sự khó khăn khi ăn nhai, các cơn đau nhức, khó chịu tác động rất lớn đến sức khỏe tinh thần. Người bệnh sẽ cảm thấy lo lắng, căng thẳng, khó ngủ thậm chí là chán ăn. Những ảnh hưởng về diện mạo khuôn mặt cũng gây ra sự tự ti, ngại giao tiếp.

3 dạng tiêu xương hàm phổ biến do mất răng
Tiêu xương hàm do mất răng có nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng có những đặc điểm và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Dưới đây là 3 dạng tiêu xương hàm phổ biến do mất răng:
Tiêu xương hàm theo chiều ngang
Đây là tình trạng xương hàm mỏng đi theo chiều ngoài-trong, sóng hàm mỏng dạng lưỡi dao. Tình trạng này có thể được khắc phục dễ dàng bằng các kỹ thuật ghép xương
Tiêu xương hàm theo chiều dọc
Tiêu xương theo chiều dọc thường biểu hiện bằng tình trạng sóng hàm lõm xuống, có thể gây tụt nướu và lung các răng kế cận. Tình trạng này cũng có thể khắc phục được bằng cách ghép xương theo chiều dọc, tuy nhiên, kỹ thuật này tương đối phức tạp hơn ghép xương theo chiều ngang
Tiêu xương khu vực xoang
Tình trạng này bắt gặp ở vùng răng sau hàm trên do có cấu trúc xoang hàm nằm ở vị trí chân răng nanh trở về sau. Thông thường, xương ổ bao quanh chân răng và ngăn cách với xoang hàm, sau khi nhổ răng, xoang hàm thường gia tăng kích thước làm phần xương mỏng lại. Tình trạng này có thể khắc phục bằng kỹ thuật nâng xoang kín, nâng xoang hở tuỳ thuộc và độ dày phần xương còn lại

Trồng răng implant – Giải pháp tối ưu ngăn chặn tiêu xương hàm
Nhờ kỹ thuật Nha khoa phát triển, các vấn đề ở bộ phận răng và hàm đã được nghiên cứu và ứng dụng các cách điều trị hiệu quả. Trong đó, phương pháp trồng răng implant là giải pháp tối ưu giúp phục hồi răng đã mất và ngăn chặn quá trình tiêu xương hàm.
Trồng răng implant là gì?
Trồng răng implant là quá trình cấy một trụ Titanium vào xương hàm và đóng vai trò như chân răng đã mất. Sau một thời gian, nó sẽ tích hợp vào xương hàm, tạo thành một nền vững chắc để gắn răng giả lên trên.
Hiện nay có 3 loại Implant phổ biến gồm: Implant thường quy, implant chân bướm, Implant Zygoma (Implant xương gò má dành cho bệnh nhân tiêu xương hàm trên trầm trọng). Mỗi loại được ứng dụng phù hợp với các tình trạng răng, xương hàm khác nhau của từng người bệnh.
Ưu điểm của trồng răng implant
- Ngăn chặn tiêu xương hàm: Implant thay thế chân răng đã mất, truyền lực nhai xuống xương hàm, giúp duy trì mật độ xương và ngăn chặn quá trình tiêu xương.
- Phục hồi chức năng ăn nhai: Implant giúp phục hồi chức năng ăn nhai như răng thật.
- Cải thiện thẩm mỹ: Implant giúp phục hồi răng giống như răng thật, cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt và nụ cười.
- Tỉ lệ thành công cao: Nhiều nghiên cứu trên 10 năm cho thấy điều trị implant có tỉ lệ thành công 95%.
- An toàn: Trồng răng implant là một thủ thuật y khoa an toàn, ít gây đau đớn và hồi phục nhanh.

Lời kết
Mất răng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là tiêu xương hàm. Vì vậy, việc phục hình răng bằng phương pháp trồng implant là giải pháp tối ưu giúp bạn có lại hàm răng chắc khỏe, đẹp và tự tin. Tại Bệnh viện Răng hàm mặt Worldwide, chúng tôi cung cấp đa dạng các loại hình trồng răng implant, đáp ứng mọi nhu cầu và tình trạng sức khỏe răng miệng của khách hàng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 092 838 7989 để được tư vấn và lên lịch thăm khám. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bạn trên hành trình tìm lại nụ cười rạng rỡ!
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Vũ – Bệnh viện RHM Worldwide.