Nâng mũi khi mang thai có ảnh hưởng gì không là một trong những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các mẹ bầu khi đang có nhu cầu làm đẹp. Tuy vậy, đối với các chuyên gia thẩm mỹ, phẫu thuật nâng mũi khi đang mang thai có thể gây tác động xấu đến thai nhi. Cùng Bệnh viện Thẩm mỹ Worldwide tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về thông tin này nhé.
Phụ nữ mang thai có nâng mũi được không?
Nâng mũi là là dịch vụ làm đẹp phổ biến, được nhiều khách hàng trong và ngoài nước tin chọn nhằm cải thiện dáng mũi thấp, xấu, cấu trúc mũi không đều.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lâm Ngọc Anh, khi mang thai, các mẹ không được phép nâng mũi hoặc áp dụng bất cứ phương pháp làm đẹp có xâm lấn nào.
Thực thế, các phương pháp nâng mũi cần phải bóc tách, xử lý sụn và tiến hành đưa vào bên trong. Phương pháp này có tác động xâm lấn và ảnh hưởng nhất đến đối với cơ thể. Khi mang thai, thể trạng của mẹ cực kỳ yếu, nếu phải trải qua phẫu thuật, gây tê không những làm sức khỏe suy yếu, mà còn ảnh hưởng đến thai kỳ và sự phát triển của con.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh sau khi nâng mũi cũng là tác nhận trực tiếp khiến cho hành trình mang thai bị tác động xấu.
Những ảnh hưởng nghiêm trọng khi nâng mũi lúc mang thai
Tác động đến thai nhi
Việc lo lắng, hoang mang, bất an trước khi tiến hành phẫu thuật nâng mũi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Từ đó, khiến cho việc bé phát triển trong bụng mẹ gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm lớn hơn.
Ảnh hưởng đến thai kỳ
Đối với các chị em phụ nữ, việc gây tê, gây mê trong quá trình nâng mũi sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và có những tác động xấu và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
Theo đó, thành phần của thuốc tê gồm lidocaine làm gây liệt dây thần kinh. Nếu tiêm quá liều sẽ gây ra những độc tố nguy hại đến thai phụ.
Không đạt hiệu quả nâng mũi cao
Như đã nói, giai đoạn mang thai sẽ làm chậm quá trình hồi phục sức khỏe, từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả sau khi phẫu thuật. Do đó, bạn không nên thực hiện phẫu thuật nâng mũi trong khi đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần lắng nghe ý kiến bác sĩ và chỉ thực hiện khi đạt đủ điều kiện về sức khỏe để sở hữu được dáng mũi thon cao tự nhiên.
Sinh con sau bao lâu thì được nâng mũi?
Theo các chuyên gia, mẹ có thể thực hiện phẫu thuật nâng mũi sau khi ngừng cho bé bú sữa mẹ, ít nhất là sau 6 tháng mới có thể áp dụng được phương pháp này.
Nếu các mẹ vẫn đang trong giai đoạn cho con bú nhưng áp dụng phương pháp nâng mũi sẽ gây ra nhiều vấn đề như:
- Ảnh hưởng đến tuyến sữa.
- Sử dụng thuốc kháng sinh làm giảm chất lượng sữa và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Do vậy, hãy đảm bảo cai sữa hoàn toàn cho con để không có sự tác động xấu nào đến sự phát triển của bé. Đối với những chị em có sức khỏe yếu, chưa có sự hồi phục ổn định sau khi sinh em bé thì hãy bồi bổ cơ thể, chắc chắn rằng có thể trạng tốt nhất để áp dụng được các phương pháp làm đẹp như mong muốn.
Những trường hợp nào không nên thực hiện nâng mũi
Chưa đủ tuổi
Tiến sĩ Bác sĩ Lâm Ngọc Anh khuyến cáo, người dưới 18 tuổi không nên thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Bởi lúc này cấu trúc mũi chưa phát triển toàn diện. Đây cũng là giai đoạn dáng mũi có thể phát triển và cao hơn.
Người mắc bệnh về tim mạch
Những người có tiền sử về bệnh tim mạch, huyết áp cao được các bác sĩ khuyên rằng không nên áp dụng phẫu thuật nâng mũi. Bởi việc lo lắng, bồn chồn trước khi thực hiện phẫu thuật sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm không lường trước được cho sức khỏe.
Thể trạng yếu
Với những người có thể trạng yếu, thường xuyên đau ốm, sức khỏe suy nhược, tuyệt đối không được nâng mũi. Bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả sau khi nâng, đồng thời tác động xấu đến cơ thể về sau.
Bệnh tiểu đường
Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm, những người mắc bệnh tiểu đường thường sẽ có máu khó đông. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng không ổn định và khó hồi phục sau khi phẫu thuật nâng mũi.
Mắc bệnh liên quan đến mũi
Những người mắc bệnh viêm xoang, hoặc các bệnh liên quan đến mũi không nên áp dụng phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ. Đối với trường hợp này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn và lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Đang trong kỳ kinh nguyệt
Trong chu kỳ kinh nguyệt lượng hormone trong cơ thể sẽ có sự thay đổi và có lượng máu không ổn định. Do đó, để tránh những biến chứng xấu, bạn cần chú ý tránh thực hiện phẫu thuật những ngày hành kinh.
Có thể thấy, nâng mũi là nhu cầu làm đẹp chính đáng. Tuy vậy, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng và thực hiện được. Nếu bạn còn đang băn khoăn về việc nâng mũi khi mang thai có ảnh hưởng gì không thì hãy tham khảo bài viết trên. Hoặc liên hệ trực tiếp với Bệnh viện Thẩm mỹ Worldwide để được tư vấn cụ thể hơn.