Chụp MRI là gì và dùng để làm gì?
Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn được sử dụng để phát hiện, chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh. Chụp MRI khác chụp cắt lớp vi tính (CT) ở chỗ MRI không sử dụng tia X mà sử dụng sóng vô tuyến và từ trường. Máy MRI được hình dung như một khối nam châm lớn.
MRI đặc biệt hiệu quả để kiểm tra hình ảnh các mô mềm và bộ phận không có xương. MRI có thể được sử dụng để chụp sọ não; cột sống các đoạn: cổ, ngực, thắt lưng và toàn bộ cột sống; bụng; vùng chậu; các loại mạch máu; vú; các khớp, xương và mô mềm chi trên, chi dưới.
Trong chấn thương đầu gối và vai, MRI cung cấp hình ảnh về cơ, dây chằng và gân rõ ràng hơn nhiều so với chụp X-quang và CT thông thường.
Trong não, MRI có thể phân biệt giữa chất trắng và chất xám, vượt trội hơn hẳn so với CT trong việc chẩn đoán các tổn thương có kích thước nhỏ, như tổn thương xơ hóa rải rác trong não, tình trạng phình động mạch hay khối u não.
MRI không sử dụng tia bức xạ, rủi ro xảy ra khi chụp MRI là cực kì hiếm. Do đó, MRI được lựa chọn khi cần chụp thường xuyên để chẩn đoán hoặc điều trị, đặc biệt là bệnh lý não. MRI cũng có thể chụp cho cả phụ nữ mang thai từ tuần 13 trở đi.
Vì sao nên chụp MRI bạn cần tháo bỏ các đồ kim loại?
Chụp MRI chính là quá trình dùng kỹ thuật sóng radio và sóng từ trường để tiến hành chụp ra những bước ảnh cắt lớp. Từ đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào bức ảnh chụp để đưa ra những chẩn đoán bệnh. Khi các nguyên tử MRI trong cơ thể con người tác động với từ trường sẽ hấp thụ và giải phóng ra năng lượng RF. Quá trình giải phóng năng lượng RF sẽ giúp máy thu nhận, xử lý các tín hiệu và chuyển thành hình ảnh.
MRI là một loại nam châm rất mạnh, nếu bạn chụp ảnh MRI mà không tháo bỏ trang sức hay kim loại đang mang trên cơ thể thì gây ra sự tiếp xúc mạnh giữa nam châm và kim loại mang từ tính. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe của người chụp và có thể làm hư hỏng máy MRI. Dù có nhiều kim loại không mang từ tính nhưng các bạn kỹ thuật viên vẫn yêu cầu khách hàng tháo ra nhằm đảm bảo không có bất cứ rủi ro nào xảy ra.
Vì những đồ vật kim loại khi chụp MRI sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, nên khách hàng có đặt Implant lo sợ rằng rủi ro có thể xảy ra do nghĩ rằng trụ Implant chứa kim loại. Vậy thật chất phục hình trên Implant có gây ảnh hưởng đến việc chụp MRI không? Mời bạn theo dõi thêm nội dung tiếp theo.
Khách hàng phục hình răng trên Implant thì có chụp cộng hưởng MRI được không?
Thông thường, Phục hình răng trên Implant có 3 thành phần chính, đó là trụ Implant, Abutment (thân răng trên implant) và mão răng. Trong đó, trụ Implant thông thường được làm từ kim loại Titanium. Do chứa kim loại nên người phục hình trên Implant lo lắng không thể chup cộng hưởng MRI.
Như đã đề cập ở trên, MRI sử dụng từ trường mạnh và sóng radio để tạo hình ảnh, trong trường hợp implant được làm từ vật liệu kim loại, có thể gây ảnh hưởng hoặc làm hình ảnh bị nhiễu. Tuy nhiên, hầu hết các loại implant hiện nay được làm từ titan, một vật liệu không bị từ hóa và ít ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh MRI. Cho nên, Có thể chụp MRI khi có implant trong miệng, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chẩn đoán hình ảnh để xem xét vì có thể có những nhiễu ảnh liên quan đến vùng mô xung quanh.
Từ những thông tin trên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng việc phẫu thuật đặt Implant sẽ không ảnh hưởng đến quá trình chụp cộng hưởng MRI và vẫn đảm bảo có được kết quả chụp chính xác nhất. Để an tâm hơn khi lựa chọn dịch vụ chụp MRI, bạn hãy tham khảo thêm những lưu ý không không thể bỏ qua khi chọn chụp cộng hưởng MRI.
Những tình huống trồng răng Implant không chụp được cộng hưởng MRI
Như đã kể trên thì phần trụ Implant thì được cấu tạo từ Titanium nên thông thường sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI). Tuy nhiên, phần mão răng sứ thường sẽ được chia thành 2 trường hợp:
Trường hợp 1, mão răng sứ mà khách hàng lựa chọn được cấu tạo từ 100% sứ thì việc chụp cộng hưởng MRI của bạn vẫn có thể diễn ra bình thường và không có vấn đề gì đáng quan ngại.
Trường hợp 2, mão răng sứ của khách hàng lựa chọn là răng sứ bên trong có sườn kim loại nâng đỡ. Thường sườn kim loại cũng là vật liệu titanium nên vẫn không gây ảnh hưởng trong quá trình chụp MRI, nhưng khách hàng vẫn nên thông báo cho chuyên viên kỹ thuật để họ tư vấn cặn kẽ nhất.
Phục hình trên Implant ở đâu đảm bảo chất lượng?
Từ xa xưa ông bà ta đã có câu “Cái răng cái tóc là gốc con người” nhằm khẳng định rằng đây chính là những yếu tố quan trọng quyết định thẫm mỹ và giao tiếp. Nếu bạn không may mắn mất đi một răng thì cần được phục hồi lại để đảm bảo tái lập cả chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ. Phục hình trên Implant là phục hồi tiên tiến nhất hiện nay, đem lại chức năng và thẩm mỹ như một răng tự nhiên, mà không phải can thiệo xâm lấn đến những răng còn lại.
Việc lựa chọn được địa chỉ cấy ghép Implant uy tín là nỗi băn khoăn của nhiều khách hàng đang có vấn đề liên quan đến răng lợi. Bởi vì phẫu thuật đặt Implant và phục hình trên implant đòi hỏi Bác sĩ phải có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo bài bản; và trang thiết bị hiện đại, đáp ứng những kỹ thuật tiên tiến. Bạn có thể tham khảo ngay dịch vụ phẫu thuật đặt Implant và phục hình trên Implant vô cùng hiện đại ở bệnh viện RHM WorldWide.
Luôn đi đầu về cơ sở thiết bị hiện đại và đón nhận nhiều công nghệ của thế giới, áp dụng quy trình điều trị hiện đại của Hoa Kỳ. Đội ngũ bác sĩ ở bệnh viện RHM WorldWide luôn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tân tâm trong công việc và đề cao y đức lên hàng đầu.
Đây là cơ sở cung cấp nhiều dịch vụ làm đẹp mang đến chất lượng trải nghiệm tốt cho quý khách hàng; Được Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề cho 1208 danh mục, trong đó có khoảng 589 danh mục kỹ thuật cao; Bệnh viện sử dụng các nhãn hàng Implant cao cấp, uy tín được nhập từ những nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Thụy Sỹ….
Mong rằng với những chia sẻ trên bạn sẽ có những cái nhìn khái quát hơn về chụp cộng hưởng MRI. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn đồng hành cùng Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt và Thẩm mỹ WorldWide trong hành trình làm đẹp của mình!
Tham vấn bởi Cố vấn khoa học, PGS TS Ngô Thị Quỳnh Lan