1/ Chỉnh nha mắc cài có đau
Đau là nỗi sợ lớn nhất của mỗi người. Cho nên để trấn an bệnh nhân của mình, các bác sỹ thường nói “Không đau chút nào đâu, rất thoải mái, rất dễ chịu.” Tuy nhiên, sự thật phũ phàng phải chấp nhận là không có phương pháp làm đẹp nào mà không đau.
Chỉnh nha mắc cài cũng thế, bạn sẽ cảm thấy đau, bứt rứt, khó chịu trong … 3 đến 5 ngày đầu do răng vừa chịu tác dụng lực. Các triệu chứng này sẽ hết sau vài ngày khi răng và nha chu đã ổn định. Chỉ cần chịu được tới lúc đó, bạn sẽ lại tung tăng như chưa bao giờ gắn mắc cài.
2/ Chỉnh nha… không thể nhanh
Khi có ý định chỉnh nha, ai cũng mong muốn kết thúc điều trị thật nhanh chóng để sớm sở hữu thời gian đẹp. Do đó, thời gian cũng là một tiêu chí khi lựa chọn nơi điều trị.
Những lời cam kết sẽ kết thúc điều trị trong thời gian cực ngắn, chỉ vài tháng nghe thật hấp dẫn nhưng thật ra lại là một cái bẫy vô cùng nguy hiểm. Vì chân răng luôn cần nằm trong xương ổ cho nên bác sỹ chỉnh nha phải luôn chú ý lực kéo chậm và liên tục.
Việc cố kéo cho các thân răng thẳng hàng nhanh chóng có thể gây rối loạn hệ thống răng xương ổ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc không thể phục hồi như tái phát nhanh chóng sau khi tháo mắc cài, răng bị kéo ra khỏi xương ổ, tiêu chân răng quá mức, tiêu xương…
3/ Chỉnh nha có thể cần nhổ răng
Khi nhận một kế hoạch niềng răng có yêu cầu nhổ răng trong khi bạn bè hay người thân không cần nhổ, bạn có thể cảm thấy hoang mang. Và việc nhổ đi một vài chiếc răng đang khỏe mạnh nghe có vẻ không hợp lý.
Thực tế, một kế hoạch điều trị có cần nhổ răng hay không tùy thuộc vào tình trạng răng ban đầu và mục tiêu điều trị muốn hướng tới. Thông thường, nhổ răng phục vụ mục đích giải quyết chen chúc, thiếu khoảng, giảm hô hoặc giảm móm.
Các răng được lựa chọn để nhổ thường là các răng cối nhỏ, có chức năng ăn nhai không nhiều, hoặc những răng bị hư hỏng, bệnh nha chu và có nguy cơ nhất để đảm bảo sau khi điều trị, bệnh nhân có hàm răng đạt đủ tiêu chuẩn cả về thẩm mỹ và chức năng.
Vì thế khi kế hoạch điều trị cần nhổ răng, bạn không cần quá lo lắng và nên hỏi kỹ bác sĩ vì sao cần phải nhổ răng.
4/ Chỉnh nha cần phải… ăn kiêng
Chỉnh nha đã đau lại còn phải ăn kiêng, nghe thật bi đát và vô lý. Tuy nhiên, sự thật đúng là như vậy, sau khi gắn mắc cài, bạn phải nói không với đồ cứng, dính, dẻo.
Bạn cũng không nên cắn thức ăn bằng răng cửa mà dùng dao để cắt nhỏ ra rồi mới đưa vào miệng nhai. Tất cả những việc này nhằm hạn chế việc rớt mắc cài. Mỗi lần phải gắn lại mắc cài, thời gian điều trị của bạn lại dài thêm ra vì bác sỹ phải quay lại một vài bước điều trị trước đó chứ không thể ngay lập tức đi tiếp được.
Cho nên bạn càng muốn kết thúc điều trị sớm, bạn càng nên tuân thủ lời dặn dò của bác sỹ và có ý thức giữ gìn cho bản thân.
5/ Vệ sinh răng khi chỉnh nha khá phức tạp
Với nào là mắc cài, dây cung, thun, chỉ thép và cả tỷ thứ trong miệng, việc vệ sinh răng bỗng trở thành cơn ác mộng khi bạn phải mất gần 20 phút mỗi lần đánh răng mà vẫn thấy thức ăn bám trên mắc cài.
Nhưng đừng vì thế mà lười vệ sinh răng miệng để rồi phát triển bệnh nha chu, đến khi tháo mắc cài thì răng cũng rơi theo luôn. Việc vệ sinh răng miệng trong giai đoạn chỉnh nha là cực kỳ quan trọng.
Hiện nay đã có nhiều công cụ hỗ trợ ngoài bàn chải đánh răng thông thường như bàn chải kẽ, tăm nước, nước súc miệng,… giúp cho việc vệ sinh răng miệng được nhanh chóng hơn. Hãy hỏi bác sỹ chỉnh nha của bạn để được tư vấn kỹ và cố gắn giữ gìn. Sự nghiệp làm đẹp cần sự kiên trì.
6/ Khi chỉnh nha, bạn có thể… xấu hơn
Đúng thế, chỉ cần gắn mắc cài lên răng chúng ta đã có cảm giác xấu và kém tự tin hơn với nụ cười đầy kim loại. Còn trong qua trình chỉnh thì trước khi về đúng vị trí bạn sẽ thấy răng chạy lung tung, có khi đưa ra trước khiến chúng ta hô hơn, có khi lệch về một bên, có khi có khe hở….
Nói chung, trước khi chạm được cái đẹp thì bạn phải đi trên con đường xấu xí. Nhưng về mặt tâm lý, cái xấu đó chỉ do chúng ta tự cảm nhận mà thôi.
Hãy tưởng tượng khi nhìn thấy một người bạn của bạn chỉnh nha, bạn có tự mặc nhiên chấp nhận điều đó và không quan tâm đến bạn ấy xấu đẹp như thế nào không?
Trường hợp của bạn cũng vậy thôi, điều quan trọng là phải kiên nhẫn đi đến cùng và cứ tự tin vào bản thân. Mọi người xung quanh sẽ chấp nhận con người thật của bạn và không qua tâm đến mớ kim loại gắn trên răng bạn đâu.
Song bạn cũng đừng quá lo lắng, vì hiện nay đã xuất hiện phương pháp niềng răng không mắc cài có khả năng khắc phục được những nhược điểm của kỹ thuật chỉnh nha mắc cài truyền thống, tính thẩm mỹ vượt trội giúp bạn tự tin giao tiếp trong suốt quá trình niềng.
- Cùng tìm hiểu chi tiết nhé: Niềng răng Invisalign là gì? Niềng răng không mắc cài có gì đặc biệt?