Trồng răng sứ không có chân răng là khái niệm khá mới lạ với nhiều người, vì chúng ta thường chỉ nghe đến kỹ thuật trồng răng implant, trồng răng sứ hoặc bọc răng sứ. Để hiểu đúng về kỹ thuật trồng răng sứ không có chân răng, hãy cùng tìm hiểu bài viết ngày hôm nay.
không có chân răng là gì?
Đối với bệnh nhân mất răng do tuổi tác, chân răng thường cũng bị mất theo, do đó cơ hội phục hồi là rất thấp. Mất răng ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ gương mặt và đặc biệt là khả năng ăn nhai của người bệnh, tồi tệ hơn là khi mất răng toàn hàm.
Biện pháp hữu hiệu nhất cho người mất răng chính là trồng răng nhân tạo. Hiện nay, có nhiều phương pháp trồng răng khác nhau, tùy vào tình trạng thực tế của khách hàng mà nha sĩ sẽ đưa ra tư vấn phù hợp nhất.
Phương pháp trồng răng sứ không có chân răng phổ biến nhất là làm cầu răng sứ hoặc bọc răng sứ, nếu muốn tiết kiệm chi phí, bệnh nhân có thể chọn hàm giả tháo lắp.
Trồng răng sứ không có chân răng có tốt không?
Trồng răng sứ không chân răng có tốt không? Rất tiếc câu trả lời là KHÔNG, do răng giả chỉ được cố định phần thân, không có chân nên sẽ không được bền, đồng thời khả năng nhai nuốt cũng không đảm bảo như răng tự nhiên.
Phương pháp trồng răng sứ không có chân răng được giới thiệu bên trên cũng tồn tại khá nhiều khuyết điểm, nổi bật là gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh và làm tổn thương nướu.
Hãy cùng phân tích hạn chế của hai kỹ thuật trồng răng sứ không có chân răng nêu trên:
1. Trồng răng sứ không có chân răng với hàm tháo lắp
Hàm tháo lắp là kỹ thuật trồng răng mang tính tạm thời vì hàm không được cố định chắc chắn trên khoang miệng, với phương pháp này, khả năng nhai của bệnh nhân chỉ đạt khoảng 30 – 40%.
Sau một thời gian sử dụng, hàm tháo lắp sẽ giảm chất lượng, không còn khít với nướu, dễ bung sút, dẫn đến tổn thương mô mềm.
2. Trồng răng sứ không có chân răng với cầu răng sứ
Để cầu răng sứ đứng yên trên hàm thì hai răng kế bên buộc phải mài nhỏ để làm trụ, thời gian đầu chất lượng răng vẫn khá ổn định, tuy nhiên sau một thời gian dài sử dụng, 2 trụ răng bên cạnh do phải chịu lực nhai nhiều hơn nên sẽ yếu dần, có thể bị xô lệch.
Bên cạnh đó, xương hàm tại vị trí mất răng cũng không chịu tác động từ lực nhai nên càng ngày càng tiêu biến dần, ảnh hưởng đến cung hàm và thẩm mỹ gương mặt.
Người mất răng và chân răng nên trồng răng loại nào?
Khi bị mất răng nhưng vẫn còn chân răng, bệnh nhân có thể chọn phương pháp trồng răng sứ không bao gồm chân răng giả hoặc nhổ bỏ chân răng để trồng răng implant. Cả hai phương pháp này đều sẽ phục hồi chức năng nhai nhưng trồng răng implant là kỹ thuật có tính ổn định và có tuổi thọ lâu dài hơn.
1. Cầu răng sứ
Cầu răng sứ hay còn gọi là trồng răng sứ thẩm mỹ – Giải pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn, do chi phí rẻ và thời gian thực hiện tương đối nhanh.
Để làm cầu răng sứ, bác sĩ sẽ mài nhỏ hai răng kế cạnh vị trí bị mất răng, sau đó dựa trên dấu hàm của bệnh nhân để chế tác dãy mão sứ, cuối cùng là đặt mão sứ lên trên cùi răng và liên kết bằng keo chuyên dụng.
Ưu điểm của kỹ thuật này là giúp bệnh nhân phục hồi chức năng nhai tốt, tính thẩm mỹ và thời gian phục hình cũng khá nhanh.
Giá làm cầu răng sứ được cho là khá mềm, đặc biệt là với khách hàng có kinh phí thấp, tuy nhiên điểm yếu của cầu răng sứ là không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương, nếu không vệ sinh cẩn thận, thức ăn bị nhét vào trong sẽ ảnh hưởng đến trụ, phải tốn thêm chi phí để phục hình lại.
2. Trồng răng implant
Trồng răng implant là phương pháp phục hình răng tiên tiến, phù hợp với những bệnh nhân mất răng nhưng còn chân răng hoặc mất cả răng lẫn chân răng.
Kỹ thuật trồng răng implant không xâm lấn đến răng thật vì trụ implant (có chức năng tương tự như chân răng thật) được cấy trực tiếp vào xương hàm, sau đó lắp mão sứ lên trên để tạo thành hệ thống vững chắc, từ đó bệnh nhân có được chiếc răng hoàn hảo.
Ưu điểm của trồng răng implant là khả năng phục hồi chức năng nhai tốt, thiết kế răng implant cũng tương tự như răng thật nên có tính thẩm mỹ cao. Thời gian sử dụng răng implant có thể duy trì vĩnh viễn nếu biết cách chăm sóc khoa học.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, trồng răng implant cũng có mặt hạn chế, chính là chi phí cao, thời gian thực hiện lâu hơn các phương pháp truyền thống.
Chi phí trồng răng implant dao động từ 15 – 25 triệu/ 1 implant, do đó bệnh nhân cần chuẩn bị khoản chi phí khá lớn nếu muốn sử dụng kỹ thuật trồng răng này.
Trồng răng implant – Giải pháp hoàn hảo cho người mất răng
Trồng răng sứ khi bị mất răng với implant được coi là giải pháp hoàn hảo cho người mất răng, bỏ qua vấn đề chi phí thì đây chính là kỹ thuật toàn diện, giúp bệnh nhân mất răng khôi phục chức năng nhai, cải thiện thẩm mỹ gương mặt.
Thêm vào đó, trồng răng sứ implant còn ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm, kể cả bệnh nhân có xương hàm yếu vẫn có thể khắc phục với kỹ thuật này.
Tóm lại, trồng răng sứ không có chân răng có thể khắc phục tình trạng mất răng khá tốt nhưng chưa mang lại hiệu quả lâu dài. Nếu xét về tính ổn định, bạn nên lựa chọn trồng răng implant để mang lại kết quả lâu dài nhất.
Mọi thắc mắc về dịch vụ trồng răng sứ không có chân răng, cầu răng sứ, trồng răng implant, hãy để lại thông tin để được tư vấn.
Người mất răng toàn hàm tìm lại nụ cười và sức khỏe nhờ vào phương pháp trồng răng sứ không có chân răng:
- Người mất răng toàn hàm, phải làm sao?
- Trồng răng Implant toàn hàm – Ăn ngon, nhai khỏe, nụ cười tươi
- Răng sứ thẩm mỹ – Tốt gỗ hay tốt nước sơn?
- Được và mất khi làm trồng răng sứ không có chân răng thẩm mỹ