Hãy hiểu và đối xử “khôn ngoan” với răng khôn!

Hãy hiểu và đối xử “khôn ngoan” với răng khôn!
Hãy hiểu và đối xử “khôn ngoan” với răng khôn!

Răng khôn là gì?

Hàm răng, cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, trải qua nhiều thay đổi khi phát triển. Một cột mốc mọc răng quan trọng thường xảy ra trong độ tuổi từ 17 đến 21 là sự xuất hiện của răng hàm (răng cối) thứ ba.  Tên dân gian của những chiếc răng này là răng khôn vì chúng xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành hơn.

Khi mọc đúng chỗ, răng khôn khỏe mạnh đóng vai trò trợ giúp khả năng ăn nhai bình thường như các răng khác. Bạn có thể thấy hơi khó chịu khi răng khôn mọc, nhưng nếu bị đau, bạn nên đi khám ngay, vì răng khôn có thể gây ra một số biến chứng khá rắc rối trong quá trình mọc của nó.

Răng khôn không đủ chỗ mọc

Răng khôn có thể gây ra vấn đề nếu không có đủ không gian trong xương hàm cho chúng mọc lên hoặc chúng đi sai vị trí. Nếu bác sĩ của bạn nói rằng răng khôn của bạn “mọc kẹt”, có nghĩa là chúng bị mắc kẹt trong  xương hàm hoặc dưới nướu răng.

Khi răng khôn mọc, cần khám định kỳ để bác sĩ theo dõi các dấu hiệu nguy cơ như:

  • Răng khôn mọc lên đúng vị trí làm thức ăn dễ đọng lại và khó làm sạch, trở thành nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn gây sâu răng.
  • Răng khôn không mọc hoàn chỉnh có thể gây khó khăn cho việc làm sạch phần tiếp giáp giữa răng khôn và răng hàm bên cạnh.
  • Răng khôn chỉ mọc được một phần có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào nướu và tạo ra nhiễm trùng xảy ra. Y học gọi đây là “viêm lợi trùm”, có thể gây sưng, đau và khó há miệng
  • Răng khôn mọc đâm vào răng kế cận và làm hỏng nó.
  • Một chiếc răng khôn bị kẹt có thể hình thành một u nang, có thể làm hỏng chân răng gần đó hoặc phá hủy xương hàm của bạn.

Tại sao bạn cần phải nhổ răng khôn?

Quyết định giữ lại hay nhổ bỏ răng khôn tùy thuộc vào tình trạng răng và mong muốn của bạn, nhưng nói chung, răng khôn có thể cần phải được loại bỏ khi có chứng cứ rằng chúng có thể gây ra các bệnh lý như:

  • Đau răng
  • Nhiễm trùng
  • U nang
  • Tổn thương răng lân cận
  • Bệnh nha chu
  • Sâu răng

Trong khi niềng răng (chỉnh nha) hoặc thực hiện các điều trị nha khoa khác, bác sĩ cũng có thể chỉ định nhổ răng khôn nếu thấy cần thiết.

Cần làm gì khi quyết định giữ răng khôn?

Răng khôn dù được giữ lại vẫn nên  được theo dõi vì rủi ro xảy ra các vấn đề sau này vẫn còn tồn tại. Khi mọi người già đi, họ đối diện với các nguy cơ cao hơn về vấn đề sức khỏe, và răng khôn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hãy cố gắng làm sạch xung quanh răng khôn của bạn và thường xuyên đi khám răng. Việc khám răng giúp bác sĩ của bạn đánh giá đúng về răng khôn và phòng ngừa các rủi ro / tai biến xảy ra.

Nhổ răng khôn có đau không?

Hiện nay, TT Nha khoa Uy Tín Dr. Hùng & Cộng Sự đã áp dụng kỹ thuật nhổ răng không sang chấn có độ xâm lấn tối thiểu cùng hệ thống máy móc phương tiện và bác sĩ gây mê, tiền mê giúp bạn hoàn toàn thư giãn trong suốt quá trình nhổ răng khôn và giảm thiểu tối đa các biến chứng sau nhổ.

  • Máy CT conebeam chụp phim chẩn đoán. Giúp Bs xác định rõ vị trí và hướng răng khôn mọc lệch, ngầm để thực hiện thủ thuật chính xác giảm thiểu xâm lấn.
  • Sử dụng máy Piezo nhổ răng bằng kỹ thuật siêu âm
  • Nhổ răng khôn với gây tê vùng và tiền mê hoặc nhổ răng khôn với gây mê
  • Có thể nhổ 4 răng khôn chỉ trong 1 lần hẹn trong vòng 1h30 phút
  • Hoàn toàn thư giãn và không đau 
  • Mau lành thương
  • Không mất nhiều thời gian và không ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.
iconzalochat