HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CORTICOSTEROID TẠI CHỖ

Corticosteroid      tại        chỗ    (Topical corticosteroid – TCS) là một trong những phương pháp lâu đời và hữu ích nhất để điều trị các bệnh da liễu. Có nhiều loại TCS với hoạt chất, dạng bào chế khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị. Vì vậy, để lựa chọn được một TCS phù hợp nhất cho bệnh nhân, cán bộ y tế cần nắm vững hoạt lực, cơ sở lựa chọn cũng như liều lượng, tác dụng không mong muốn của các TCS.

Hướng dẫn sử dụng corticosteroid tại chỗ
Hướng dẫn sử dụng corticosteroid tại chỗ
  1. Phân loại Corticosteroid tại chỗ:

Dựa trên phương pháp thử nghiệm phản ứng co mạch (có mối liên quan giữa tác dụng co mạch và tác dụng chống viêm), WHO đã phân loại TCS thành 4 nhóm hoạt lực với 7 phân lớp khác nhau về hoạt chất, nồng độ và dạng bào chế (Bảng 1).

Bảng 1: Phân loại hoạt lực TCS theo WHO 2,4

Nhóm hoạt lực Phân lớp Hoạt chất Dạng bào chế, nồng độ
Rất mạnh I Clobetasol propionate Dạng kem, 0.05%
Diflorasone diacetate Thuốc mỡ, 0.05%
Mạnh II Amcinonide Thuốc mỡ, 0.1%
Betamethasone diproionate Thuốc mỡ, 0.05%
Desoximetasone Dạng kem hoặc thuốc mỡ

0.025%

Fluocinonide Dạng kem, mỡ hoặc gel 0.05%
Halcinonide Dạng kem, 0.1%
III Betamethasone diproionate Dạng kem, 0.05%
Betamethasone valerate Thuốc mỡ, 0.1%
Diflorasone diacetate Dạng kem, 0.05%
Triamcinolone acetonide Dạng kem, 0.1%
Trung bình IV Desoximetasone Dạng kem, 0.05%
Fluocinolone acetonide Thuốc mỡ, 0.025%
Fludroxycortide Thuốc mỡ, 0.05%
Hydrocotisone valerate Thuốc mỡ, 0.2%
Triamcinolone acetonide Dạng kem, 0.1%
V Betamethasone diproionate Lotion, 0.02%
Betamethasone valerate Dạng kem, 0.1%
Fluocinolone acetonide Dạng kem, 0.025%
Fludroxycortide Dạng kem, 0.05%
Hydrocotisone butyrate Dạng kem, 0.1%
Hydrocotisone valerate Dạng kem, 0.2%
Triamcinolone acetonide Lotion, 0.1%
Yếu VI Betamethasone valerate Lotion, 0.05%
Desonide Dạng kem, 0.05%
Fluocinolone acetonide Dung dịch, 0.01%
VII Dexamethasone sodium phosphate Dạng kem, 0.1%
Hydrocortisone acetate Dạng kem, 1%
Methylprednisolone acetate Dạng kem, 0.25%
  1. Cơ sở lựa chọn Corticosteroid tại chỗ:

Để lựa chọn TCS hợp lý, đạt hiệu quả điều trị tối đa, giảm thiểu tác dụng không mong muốn, cán bộ y tế có thể dựa vào các cơ sở sau:

  1. Dựa vào bản chất của bệnh:

Chẩn đoán chính xác là rất cần thiết để lựa chọn TCS. TCS có hiệu quả đối với các tình trạng được đặc trưng như viêm, tăng sinh hoặc/và có liên quan đến cơ chế miễn dịch.

Bảng 2: Lựa chọn TCS dựa vào bệnh1,2

TCS hoạt lực cao (nhóm I – III) ·  Rụng tóc                              *  Chàm

·  Viêm da dị ứng kháng      * Lichen

trị                                    * Vảy nến

·  Lupus

TCS hoạt lực trung bình (nhóm IV – V) ·  Viêm da dị ứng                    * Viêm da tiết bã

·   Ghẻ                                       * Viêm da ứ đọng

TCS hoạt lực yếu ( nhóm VI – VII) ·        Viêm da tã lót                   * Viêm quanh hậu môn

·        Viêm da mí mắt

  1. Dựa vào vị trí tổn thương:

Mức độ hấp thu TCS khác nhau tùy vào các vị trí khác nhau trên cơ thể. Hấp thu nhiều nhất ở vùng mí mắt, vùng sinh dục và ít nhất ở da lòng bàn chân. Để đạt được hiệu quả điều trị và giảm tác dụng không mong muốn, hoạt lực TCS sử dụng sẽ khác nhau tùy vị trí tổn thương.

Bảng 3: Lựa chọn TCS dựa vào vị trí tổn thương5

Hoạt lực Vị trí tổn thương
Rất mạnh Lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, vùng da sừng hóa
Mạnh Da đầu, tổn thương vùng da dày
Trung bình Tương tự hoạt lực yếu nhưng ở vùng da dày hơn
Yếu Da trẻ em, da mặt, da sinh dục

TCS có hoạt lực yếu là phù hợp nhất để điều trị trên các bề mặt lớn, da mặt, da trẻ em và các vùng da mỏng. TCS hoạt lực mạnh đến rất mạnh được sử dụng trên các vùng da dày sừng hóa như da lòng bàn tay, lòng bàn chân để đảm bảo tác dụng điều trị.

  1. Dựa vào dạng bào chế:

TCS được bào chế ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm: thuốc mỡ, kem, lotion, gel, dung dịch. Dạng bào chế ảnh hưởng đến tốc độ giải phóng và mức độ hấp thu hoạt chất do đó ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc.

Bảng 4: Lực chọn TCS dựa vào dạng bào chế2,3

Dạng bào chế Đặc điểm  

Bệnh/Vùng da sử dụng

Ghi chú
Thuốc mỡ ■  Giữ ẩm và bôi trơn tốt

■  Trơn nhờn, tạo cảm giác bẩn ít thẩm mỹ

Vùng da dày, khô bị sừng hóa ■  Không nên sử dụng ở vùng da rậm lông

■  Không sử dụng ở vùng kẽ (háng, nách, bẹn) vì có thể gây viêm nang lông

Kem  

Ít hiệu lực hơn thuốc mỡ

Bệnh da cấp và bán cấp. Vùng da ẩm, các nếp gấp da, vùng kẽ (thuốc mỡ không được sử dụng) Dễ kích ứng ở bệnh nhân nhạy cảm
Lotion, gel, dung dịch ■  Giữ ẩm và bôi trơn kém

■ Dễ hấp thu, ít để

lại cặn           có tính

thẩm mỹ

Vùng da rậm lông (bệnh lý da đầu), tổn thương rỉ nước

 

III. Hướng dẫn sử dụng TCS:

 

Bệnh nhân sử dụng đúng liều lượng, liệu trình góp phần đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng không mong muốn do lạm dụng TCS.

“Đơn vị đầu ngón tay” (fingertip unit – FTU) là phương pháp tính liều đơn giản, dễ áp dụng và ngày càng được sử dụng rộng rãi để xác định lượng thuốc cho mỗi lần dùng. FTU là lượng thuốc có độ dài bằng một đốt ngón xa của ngón tay trỏ, được nặn ra từ một tuýp chuẩn có đường kính miệng tuýp 5mm. 1 FTU tương đương 0,5g (nam giới trưởng thành). Liều FTU sử dụng phụ thuộc vào vùng cơ thể được điều trị.

TCS được khuyến cáo nên dùng một đến hai lần mỗi ngày. TCS hoạt lực rất mạnh không nên sử dụng liên tục hơn ba tuần. TCS trung bình đến cao không nên dùng liên tục quá ba tháng để tránh tác dụng không mong muốn.

CORTICOSTEROID

Bảng 5: Lượng TCS sử dụng theo vị trí cơ thể (đơn vi: FTU)

Tuổi Mặt, cổ Cánh tay, bàn tay Chân, bàn chân Thân mình trước Thân mình sau
Người lớn 2,5 Cánh tay: 3

Bàn tay: 1

Cẳng chân: 6

Bàn chân: 2

7 7
6 – 10 tuổi 2 2,5 4,5 3,5 5
3 – 5 tuổi 1,5 2 3 3 3,5
1 – 2 tuổi 1,5 1,5 2 2 3
3 – 6 tháng 1 1 1,5 1 1,5
0 – 3 tháng Không sử dụng

 

  1. Tác dụng không mong muốn của TCS123:

 

Việc sử dụng TCS có thể gây ra các tác dụng không mong muốn tại chỗ và toàn thân, đặc biệt khi sử dụng TCS có hoạt lực mạnh, lâu dài và trên diện rộng.

Bảng 6: Một số ADR của TCS

ADR tại chỗ Da Teo da, mỏng da, ban xuất huyết, thay đổi sắc tố da, viêm da cơ địa, bệnh hồng ban, mụn trứng cá
Nhiễm trùng Nhiễm trùng thứ phát
Mắt Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp
ADR toàn thân Ức chế trục dưới đồi – Tuyến yên – Tuyến thượng thận

Bệnh Cushing

Tăng huyết áp, tăng đường huyết

Phù ngoại biên

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Aayushi B Mehta, Nitin J Nadkarni, Sharmila P Patil, Kiran V Godse, Manjyot Gautam, Shweta Agarwal, Topical corticosteroids in dermatology, 2019 Volume 82, issue: 4, pages: 371-378
  2. Jonathan d. Ference, Allen r. Last, Choosing Topical Corticosteroids, Am Fam Physician. 2009 Jan 15;79(2):135-140
  3. Sarah Gabros; Patrick M. Zito, Topical Corticosteroids, Last Update: January 10, 2019
  4. WHO Model Prescribing Information: Drugs Used in Skin Diseases, 1997
  5. William L. Weston, Topical Corticosteroids in Dermatologic Disorders, Published online: 17 May 2016, Pages 159-178
iconzalochat