LẦN HẸN ĐẦU TIÊN TẠI PHÒNG KHÁM NHA KHOA QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO VỚI TRẺ

Ở lần hẹn đẩu tiên, nha sĩ sẽ nắm bằt tất cả thông tin của trẻ cho việc theo dõi và điều trị sức khỏe răng miệng : tính cách, thói quen sinh hoat, ăn uống và tình trạng răng miệng hiện tại của bé.

1. Khi nào nên đưa trẻ đi khám răng ‘’lần đầu tiên’’

Buổi hẹn đầu tiên tại phòng khám nha khoa có thể được hiểu theo nghĩa lần đầu tiên phụ huynh đưa trẻ đi khám răng hoặc nghĩa thứ hai chính xác hơn là lần tiếp xúc đầu tiên của trẻ với nha sĩ điều trị.

Vậy lứa tuổi nào phụ huynh nên nghĩ đến việc đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe răng miệng, theo khuyền cáo của các chuyên gia Châu Âu về Nha Nhi, trừ các trường hợp đặc biệt cần điểu trị tức thì như vỡ thân răng, sâu răng tiền triển nhanh .., phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đi khám răng định kỳ mỗi 6 tháng/ 1lần khi trẻ bước vào lứa tuổi biết lắng nge và hợp tác, độ tuổi từ 2-3 tuổi.

Tại Việt Nam, vì áp lực công việc, thời gian, các bậc cha mẹ không có điểu kiện trực tiếp theo sát vấn đề chăm sóc răng miệng của trẻ, trẻ em được gửi ở nhà trẻ, mẫu giáo chưa được quan tâm đúng mức về vệ sinh miệng dẫn đến các bệnh vể răng miệng, phổ biến là sâ răng khi đang bước vào lứa tuổi thay răng vĩnh viễn.

2. Lần hẹn đầu tiên tại phòng khám nha khoa quan trọng như thế nào với trẻ

Lần hẹn đầu tiên nhằm tạo ấn tượng tốt cũng như gây dưng sự tin tưởng của trẻ với nha sĩ điều trị. Theo quan niệm của Pháp về Nha Nhi , lẩn hẹn đầu tiên chỉ nhằm mục đích giúp trẻ lam quen với môi trường phòng khám, tạo sự hợp tác của trẻ ở những lần hẹn tiếp theo nên không cần bất cứ sự điều trị về nha khoa nào ở lần hẹn này.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, do điểu kiện thời gian không cho phép, nha sĩ cần nhanh chóng gây dựng sự hợp tác ở trẻ để thực hiện việc điều trị vấn đề răng miệng nếu cần của trẻ ngay lần hẹn đầu tiên.

nha-khoa-tre-em-nha-khoa-dr-hung
Ở lần hẹn đẩu tiên, nha sĩ sẽ nắm bằt tất cả thông tin của trẻ cho việc theo dõi và điều trị sức khỏe răng miệng: tính cách, thói quen sinh hoat, ăn uống và tình trạng răng miệng hiện tại của bé. Nhờ vậy , bác sĩ sẽ kịp thời phàt hiện các vấn đề về răng miệng ở trẻ để điều trị cũng như hướng dẫn cha mẹ cùng trẻ bảo vệ sức khỏe răng miệng ngay từ lứa tuổi mẫu giáo:

  • Đánh răng sau bữa ăn, cùng trẻ thực hiện các bài tập’’ đánh răng đúng cách ‘’ trên các trang web về nha khoa, theo dõi và kiểm soát việc vệ sinh răng miệng hằng ngày của bé
  • Hướng dẫn cha mẹ xây dựng thói quen sinh hoạt hằng ngày tốt cho sức khỏe răng miệng của bé như hạn chế thức ăn ngọt ( bánh, kẹo,..) , thức ăn có tính dính như xôi nếp,.. thức uống ngọt (nước có ga, nước trái cây đóng hộp,..) vào buổi tối
  • Phát hiện các đề về khớp cắn, xu hướng mọc lệch lạc ở bộ răng hỗn hợp (trẻ trong giai đoan thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn) nhằm có định hướng về chỉnh nha cho trẻ
  • Điểu trị các vấn để răng miệng hiện tại nếu có ở trẻ như sâu răng, vôi răng, mảng bám,..

nha-khoa-tre-em-nha-khoa-dr-hung-01

  • Đưa ra lời khuyên về tầm quan trọng của việc khám răng định kỳ (6 tháng/ 1lần) cho trè cũng như cho người lớn, xây dựng ở bé ý thức về việc giữ gìn’’ nụ cưởi xinh, hàm răng đẹp’’

Các bậc cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đếm kiểm tra răng tổng quát dù chưa phát hiện vấn đề về răng miệng ở bé nhằm tạo giúp bé làm quen dần với môi trường phòng khám từ nhỏ cũng như xây dựng ý thức về việc khám răng định kỳ.

Mặt khác, phụ huynh cũng không nên chủ quan, xem nhẹ các vấn đề ở bộ răng sữa dẫn đến việc đưa bé đến phòng khám khi tình trạng đã nghiêm trọng như sưng đau do sâu răng, viêm tủy, nướu xuất hiện lỗ dò,…

IMG_3441

3. Lần hẹn đầu tiên nên diễn ra như thế nào tại phòng khám nha khoa

Để tạo ấn tượng tốt ban đẩu ở trè với nha sĩ cũng như môi trường phòng khám, cần có sự hợp tác của cha mẹ với các phụ tá và nha sĩ. Theo quan niệm mới, cha mẹ hay người thân có thể ở lại với bé lúc ban đầu nhưng sau đó nên để bé một mình với phụ tá và nha sĩ. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ nhút nhát, thiếu tự tin hay quá lo lắng, phu huynh có thể ở lại với trẻ suốt buổi hẹn nhẳm trấn an tâm lý của bé.

Phòng khám Nha Nhi nên được trang trí với màu sắc tươi sáng, treo nhiều hình ảnh vui nhộn tạo cảm giác thích thú, thoải mái từ đó trẻ sẽ bớt cảm giác sợ sệt, quên đi tâm lý ‘’ đi khám bệnh’’, hoạt bát, tự tin trong giao tiếp với nha sĩ.

QQQ_6478
Nha sĩ và phụ tá có thể cho bé làm quen với vài dụng cụ nha khoa không sắc nhọn như gương, kẹp gắp,..giải thích đơn giản cho trè hiểu về công dụng, hỏi hang trè về thói quen hằng ngày, sở thích,..nhằm nắm bắt thông tin và tâm lý của trẻ, cũng như tạo cảm giác thân thiết , tin tưởng khi được quan tâm ở bé.

Đối với trẻ em quá lo lắng, sợ hãi, cần có thái độ nhẹ nhảng, kiên nhẫn để giải thích và thuyềt phục trẻ, không nên dọa nạt hay có những hành động bắt ép gây ấn tượng xấu cho trè ở những lần hẹn sau. Tuy nhiên, ở những trẻ mè nheo, không chiu hợp tác, cha mẹ không nên nuông chiều theo ý bé, thái độ có phần cứng rắn ở cả cha mẹ và nha sĩ giúp bé có ý thức hơn và hợp tác hơn trong giao tiếp và điều trị nếu có.

Trong buổi lần hẹn dầu tiên, tránh dùng những thuật ngữ có thể làm cho bé cảm thấy hoang mang như tiêm chích thuốc tê, nhổ răng,..thay vào đó là những từ ngữ mang nhe nhàng và phù hợp với ‘’tâm lý’’ của trẻ hơn như’’ bôi thuốc ky diệu’’, ‘’ lấy răng ra’’,’’bắt sâu trong miệng’’ để giải thích cho bé.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ không nên hứa hẹn về phẩn thưởng nếu trẻ hợp tác khi khám răng , điều đó sẽ tạo thói quen không tốt cho trẻ, mà nên động viên bé bằng lới khen rằng bé đả lớn, biết nge lời bác sĩ, ngoan ngoãn, dũng cảm, bé sẽ có nụ cười xinh khi đi học,..,

Lần hẹn đẩu tiên tại phòng khám nha khoa rất quan trọng với trẻ, đó chính là ấn tượng ban đẩu vể Nha Khoa cũng như định hình vể ý thức chăm sóc răng miệng ở trẻ em.

Mọi chi tiết xin liên hệ:
______________________
HD Dental Center – Trung Tâm Nha Khoa Dr Hùng & Cộng Sự .
ĐC: 244A Cống Quỳnh, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh.
ĐT: +84 914 900 016
Email:  info@benhvienworldwide.vn

iconzalochat