Nâng mũi nên ăn gì kiêng gì? Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người sau khi nâng mũi

Nâng mũi nên ăn gì hay kiêng gì là một trong những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất hiện nay. Cùng Bệnh viện Thẩm mỹ Worldwide tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Tình trạng thường gặp sau khi phẫu thuật nâng mũi

Theo Tiến sĩ Bác sĩ Lâm Ngọc Anh, phẫu thuật nâng mũi là một ca sử dụng kỹ thuật đơn giản, tuy vậy, nó vẫn gây ra tổn thương đến các mao mạch, cũng như mô mềm ở phần mũi. Do đó, sau khi nâng mũi, bạn thường gặp những tình trạng như:

  • Chóng mặt, mũi mất cảm giác do tác dụng của thuốc tê.
  • Phần sống mũi, cánh mũi và quầng mắt xuất hiện vết bầm tím, sưng nhẹ.
  • Hô hấp khó khăn, ngạt mũi, thở khò khè.
  • Họng và mũi tiết nhiều dịch nhờn hơn bình thường.
  • Đầu mũi có dấu hiệu sưng đỏ, đau nhức trong khoảng 24 giờ đầu.

Đây là những phản ứng bình thường của cơ thể sau khi thực hiện nâng mũi, nên bạn không cần quá lo lắng. Tình trạng này sẽ giảm dần và biến mất sau 1-2 tuần, tùy vào cơ địa mỗi người, sau 3-4 tuần dáng mũi sẽ vào form tự nhiên.

Thẩm mỹ nâng mũi cấu trúc là gì?

Sau khi nâng mũi nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng và quyết định đến kết quả thẩm mỹ. Do vậy, sau khi nâng mũi bạn nên ăn những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu protein: Thịt heo nạc, sữa, các loại ngũ cốc như: gạo lứt, yến mạch, đậu đỏ, đậu xanh,… có tác dụng đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, giúp vết thương nhanh lành hơn.
  • Thực phẩm giàu sắt: Sữa tươi, huyết, gan động vật,… là những thực phẩm giàu sắt hỗ trợ quá trình tái tạo máu, đồng thời ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho người sau khi thực hiện phẫu thuật.
  • Thực phẩm giàu vitamin và chất xơ: Nấm, khoai tây, bông cải xanh, quả mọng,… chứa đa dạng các loại vitamin và chất xơ, có khả năng kích thích sản sinh collagen, elastin giúp vết thương hồi phục nhanh và ngăn ngừa sẹo.
  • Thực phẩm giàu chất béo thực vật: Các loại hạt, tinh dầu, bơ,… giúp làm tăng khả năng hấp thu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Rau củ quả, trái cây có màu đỏ cam,… là những thực phẩm giúp hạn chế viêm nhiễm và làm giảm tốc độ lão hóa da hiệu quả. Nhờ đó, giúp làm giảm sưng là tái tạo da hiệu quả.
  • Thực phẩm giàu nước: Dưa leo, dưa hấu, cà chua, cam,… cung cấp cho cơ thể lượng nước lớn, giúp nuôi dưỡng làn da luôn được căng mịn và săn chắc.

Kiêng gì sau khi nâng mũi

Bên cạnh những lời khuyên về các thực phẩm nên ăn sau khi nâng mũi thì bạn cũng cần quan tâm đến chế độ kiêng khem để hạn chế tối đa các biến chứng sau khi nâng mũi. Cụ thể:

  • Thịt bò: Thịt bò là thực phẩm chứa hàm lượng protein dồi dào, tuy nhiên dưỡng chất này quá lớn sẽ gây ra tình trạng sẹo lồi cho các vết thương hở, đồng thời khiến cho vùng da non mới lên ngứa rát hơn bình thường.
  • Thịt gia cầm: Thịt gà, vịt, ngan,… rất giàu protein, tuy nhiên lại kích thích gây ngứa, cản trở quá trình làm lành vết thương.
  • Đồ có vị tanh: Trứng, thịt ếch, hải sản,.. Là những thực phẩm gây kích ứng da, gây ngứa rát, thậm chí còn xuất hiện mẩn đỏ, mề đay,…
  • Rau muống: Thực phẩm hàng đầu gây tình trạng sẹo lồi cho vết thương hở, làm cho vùng da non mới ngứa rát khó chịu.
  • Đồ nếp: Bánh nếp, cháo, chè, xôi,… thường có tính nóng, làm cho vết thương tụ dịch, mưng mủ và gây nhiễm trùng.
  • Thực phẩm cay nóng: Gia vị cay, thực phẩm có tính nóng như: sầu riêng, mít, vải,… gây tích tụ nhiệt độc khiến cho vết thương đau nhức khó lành.
  • Thức ăn nhiều giàu mỡ: Các món chiên rán, có hàm lượng cholesterol cao, làm chậm tốc độ hồi phục, gây tích mỡ và dẫn đến béo phì.
  • Chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cà phê,… làm cho cơ thể mất nước. Khi tương tác với thuốc có thể làm giảm tác dụng và kéo dài thời gian hồi phục.

Gợi ý thực đơn 7 ngày chuẩn khoa học cho người mới nâng mũi

Bệnh viện Thẩm mỹ Worldwide gợi ý bạn thực đơn dinh dưỡng trong 7 ngày sau khi nâng mũi nhằm giúp cho quá trình hồi phục diễn ra tốt hơn:

Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối
Ngày 1 – Cháo dinh dưỡng

– Trái cây mềm

– Súp nấm và rau củ

– Sữa chua

– Cháo yến mạch

– Chuối chín

Ngày 2 – Cháo thịt bằm

– Salad rau xanh

– Cơm gạo lứt

– Canh bí đỏ hầm xương

– Thịt heo hầm khoai

– Rau của quả luộc

Ngày 3 – Bánh mì bơ, mứt

– Sữa tươi 

– Cá hồi nướng bơ

– Salad cà chua xà lách

– Thịt xá xíu

– Canh đậu hũ nấm

Ngày 4 – Bánh mì đen

– Sinh tố bơ

– Cơm chiên thập cẩm

– Đậu sốt cà chua

– Thịt kho tàu

– Canh bí nấu xương

Ngày 5 – Hủ tiếu

– Trái cây các loại

– Súp bí đỏ

– Thịt heo xào lăn

– Salad cá ngừ ôliu

– Thịt heo chiên

Ngày 6 – Ngũ cốc

– Trái cây

– Chân giò hầm hạt sen

– Giá đỗ xào tỏi

– Mì xào thịt heo

– Sữa chua trái cây

Ngày 7 – Bún mọc

– Nước ép hoa quả

– Sườn xào chua ngọt

– Canh củ quả hầm

– Thịt ba chỉ luộc

– Canh chua sườn

 

Hướng dẫn bí quyết chăm sóc sau khi phẫu thuật nâng

Ngoài việc chế độ ăn uống khoa học, bạn cũng nên chú ý đến cách chăm sóc mũi sau khi phẫu thuật.

Việc nên làm 

  • Thay băng gạc trong khoảng 24 giờ sau phẫu thuật.
  • Vệ sinh vùng mũi với bông mềm và nước muối sinh lý.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Nằm thẳng khi ngủ trong khoảng 3 – 4 tuần.
  • Uống thuốc kháng sinh và giảm đau đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chườm đá mát trong khoảng 1-3 ngày đầu tiên để giúp làm giảm sưng và đau.
  • Chườm ấm từ ngày thứ 4 trở đi giúp tan máu bầm và giảm thâm tím.
  • Uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tái khám đúng lịch hẹn với bác sĩ điều trị.

Việc không nên làm 

  • Nước, xà phòng, mồ hôi hoặc hóa chất dính vào vết thương.
  • Gãi hoặc tác động đến vết thương.
  • Đeo kính to, nặng đè lên sống mũi gây lệch dáng mũi.
  • Để vết thương tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc bụi bẩn.
  • Tập luyện thể theo với cường độ mạnh, bơi lội khi vết thương chưa lành.

Hy vọng với những thông tin ở bài viết trên có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc nâng mũi nên ăn gì kiêng gì. Ngoài ra, những bí quyết chăm sóc vết thương sau khi nâng mũi sẽ giúp bạn có một quá trình hồi phục tốt nhất. Liên hệ ngay đến Bệnh viện Thẩm mỹ Worldwide để được các chuyên gia tư vấn chi tiết trong thời gian sớm nhất nhé.

iconzalochat