Nâng ngực có cho con bú được không?

Theo Tiến sĩ Bác sĩ Lâm Ngọc Anh cho biết, phụ nữ sau khi đặt túi ngực đều có thể cho con bú. Mặc dù các nghiên cứu này vẫn còn hạn chế, nhưng chưa từng có bằng chứng khoa học nào cho thấy phụ nữ không được cho con bú sau khi nâng ngực. Thế nhưng, việc cho con bú được hay không còn phụ thuộc và tình trạng của ngực và phương pháp phẫu thuật áp dụng.

Nâng ngực có cho con bú được không?

Tùy vào một số trường hợp mà túi ngực có thể ảnh hưởng đến lượng sữa trong cơ thể mẹ sản xuất hoặc không. Vì thế mà không ít các mẹ bầu lo lắng nâng ngực có cho con bú được không? Tuy nhiên, mọi sự thay đổi về hình dạng cũng như kích thước ngực trước khi mang thai và cho con bú đều bình thường.

Đối với trường hợp mẹ từng phẫu thuật đặt túi ngực sẽ không ảnh hưởng đến kích thước và hình dạng tổng thể của ngực khi cho con bú.

Vị trí túi ngực khi nâng thường được đặt sau tuyến sữa hoặc dưới cơ ngực, do đó mà nó không hề ảnh hưởng đến nguồn sữa. Tuy vậy, vị trí và độ sâu của vết mổ có thể ảnh hưởng đến khả năng cho con bú.

Việc phẫu thuật giữ nguyên vẹn phần quầng vú sẽ hạn chế được nhiều vấn đề, bởi các dây thần kinh xung quanh núm vú đều đóng vai trò quan trọng trong việc cho con bú. Khi con mút vú sẽ làm tăng nồng độ hormone prolactin và oxytocin kích thích sữa mẹ sản xuất. Khi các dây thần kinh ở vị trí này bị tổn thương, làm giảm khả năng kích thích hormone, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa.

Theo đó, các vết rạch dưới vú, quầng nách hoặc rốn thường ít có khả năng cản trở việc cho con bú. Do đó, trước khi tiến hành nâng ngực bạn cần trao đổi với bác sĩ để tìm phương pháp phù hợp và không làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc con sau này.

nâng ngực có cho con bú được không

Nâng ngực sau bao lâu thì có thể sinh con?

Khoảng 1 năm sau khi nâng ngực chị em có thể sinh con. Lúc đó, vùng ngực đã hoàn toàn định hình và ổn định và không làm ảnh hưởng đến việc cho con bú.

Ngoài ra, khi cho con bú, bạn nên để con mút đều 2 bên để tránh hiện tượng ngực to ngực bé hoặc có độ sa trễ không đều. Khi hết sữa hoặc trẻ bắt đầu ăn dặm thì nên dừng cho con bú nhằm tránh gây ra hiện tượng ngực sa trễ.

Có an toàn cho con bú khi mẹ đã nâng ngực?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, không có báo cáo lâm sàng nào về các vấn đề bất thường ở trẻ sở sinh hoặc mẹ cho con bú khi đã nâng ngực. Một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy không có sự khác biệt về nồng độ silicon trong sữa giữa bà mẹ nâng ngực và không nâng ngực.

Theo đó, cũng không có bằng chứng cho thấy về nguy cơ phát triển các dị tật bẩm sinh ở trẻ từ các bà mẹ phẫu thuật nâng ngực.

Hy vọng những chia sẻ ở bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “nâng ngực có cho con bú được không?” Tuy không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú, nhưng các bà mẹ nên tìm hiểu kỹ về các phương pháp nâng ngực, tư vấn chi tiết từ bác sĩ, cũng như tìm kiếm cơ sở thẩm mỹ uy tín để tránh các rủi ro không đáng có.

iconzalochat