Niềng răng móm – Tất tần tật kiến thức hay bạn cần biết

Niềng răng móm là giải pháp toàn diện cho bệnh nhân. Tuy nhiên trước khi niềng răng, bạn cần tìm hiểu các vấn đề xoay quanh giải pháp này để chuẩn bị tốt nhất. Bạn đang tìm hiểu về kỹ thuật niềng răng móm và cần thêm thông tin? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây vì chúng tôi sẽ bật mí tất tần tật những điều liên quan đến niềng răng móm.

Niềng răng móm có hiệu quả 100% không?

Móm là tình trạng sai lệch khớp cắn giữa hai hàm. Ở trạng thái khép miệng tự nhiên, cung răng hàm trên phủ ngoài cung răng hàm dưới nhưng với tình trạng móm, khớp cắn có dạng ngược lại, tức là răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên.

Biểu hiện của răng móm khá dễ nhận biết, bạn hoàn toàn có thể quan sát tại nhà bằng cách khép miệng bình thường, nếu quan sát thấy nét mặt nhìn nghiêng có dạng lõm, cằm đưa về phía trước và răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên.

Một trong những giải pháp cải thiện răng móm được nhiều người lựa chọn chính là niềng răng . Liệu niềng răng móm có hiệu quả 100% không?

Niềng răng có thể cải thiện tình trạng móm, tuy nhiên phương pháp này có hiệu quả 100% không còn phụ thuộc vào tình trạng, mức độ và nguyên nhân gây móm.

Với những trường hợp móm phức tạp, niềng răng không phải giải pháp hữu hiệu để cải thiện, lúc này bạn cần áp dụng phương pháp khác như phẫu thuật để xử lý triệt để.

1. Móm do xương hàm

Móm răng được chia thành hai nhóm: Móm do xương hàm và móm do răng. Với trường hợp khớp cắn bị rối loạn dẫn đến xương mặt và xương sọ mất cân đối, việc niềng răng hầu như không giúp ích nhiều.

Niềng răng móm
Niềng răng móm

Nếu gặp tình trạng móm do xương hàm, bạn cần tham khảo các phương pháp phẫu thuật hàm mặt hoặc phẫu thuật chỉnh hình rồi mới xem xét có nên niềng răng hay không.

>>> Tham khảo thêm: Phẫu Thuật Chỉnh Móm – Chỉnh 1 Lần đẹp Trọn đời

2. Móm do răng

Móm do răng là tình trạng xương hàm và xương thái dương phát triển bình thường nhưng răng hàm dưới vì nguyên nhân nào đó lại chìa ra ngoài, gây sai lệch khớp cắn.

Với trường hợp này, niềng răng chính là giải pháp hữu hiệu nhất để cải thiện mà không cần xâm lấn răng thật. Tùy vào mức độ móm và tài chính của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp nhất.

3 Phương pháp niềng răng móm phổ biến nhất hiện nay

Bạn có ý định niềng răng nhưng chưa biết phương pháp nào phù hợp? Nếu vậy đừng vội lướt qua phần tiếp theo của bài viết nhé!

1. Niềng răng bằng mắc cài kim loại

Đây là kiểu niềng răng cơ bản với chi phí từ 25 – 40 triệu đồng. Ưu điểm của kỹ thuật niềng răng này là: Thực hiện đơn giản, dễ sử dụng, có khả năng cải thiện các trường hợp xô lệch nặng. Tuy nhiên, niềng răng móm bằng mắc cài kim loại còn tồn tại một số hạn chế như:

  • Mắc cài không tương đồng với màu răng, gây mất thẩm mỹ trong quá trình niềng răng.
  • Khi mới đeo mắc cài, bạn có thể hơi khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng.
  • Mắc cài kim loại tương đối dày, dễ gây cộm, vướng.

Tuy tồn tại khá nhiều hạn chế nhưng chi phí niềng răng bằng mắc cài kim loại thấp hơn khá nhiều so với các phương pháp chỉnh nha còn lại, bên cạnh đó niềng răng mắc cài kim loại có khả năng xử lý nhiều mức độ xô lệch khác nhau nên đây vẫn là phương pháp chỉnh nha ưa chuộng của nhiều khách hàng.

2. Niềng răng móm bằng mắc cài sứ

Đây là kiểu niềng răng được cải tiến từ niềng răng mắc cài kim loại. Phương pháp này sử dụng mắc cài làm từ sứ nên đảm bảo thẩm mỹ tốt hơn trong thời gian niềng răng. Mắc cài làm từ sứ cao cấp nên khá chắc chắn, đảm bảo tạo lực điều chỉnh răng ổn định.

Do thừa kế hiệu quả chỉnh nha cao đồng thời cải thiện đáng kể về mặt thẩm mỹ nên chi phí niềng răng mắc cài sứ tương đối cao, dao động từ 50 – 80 triệu đồng.

3. Niềng răng bằng khay niềng trong suốt

Niềng răng trong suốt Invisalign là kỹ thuật niềng răng tối ưu về thẩm mỹ cho bệnh nhân. Kỹ thuật chỉnh nha này sử dụng bộ khay niềng trong suốt đeo vào hàm để dịch chuyển răng. Các khay niềng được thiết kế dựa trên dấu hàm của bệnh nhân nên đảm bảo vừa khít và tạo cảm giác thoải mái nhất khi niềng răng.

Tuy sở hữu ưu thế về thẩm mỹ nhưng niềng răng trong suốt có khả năng điều chỉnh răng không cao, thường được chỉ định cho trường hợp xô lệch răng thấp hoặc trung bình. Chi phí niềng răng trong suốt khá cao, dao động từ 80 – 120 triệu đồng/ ca niềng.

Niềng răng móm có đau không?

Niềng răng móm cũng tương tự như các trường hợp niềng răng thông thường, bệnh nhân không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức vào một vài thời điểm, đặc biệt là những ngày ngày đầu sau khi siết dây cung.

Thời gian mới gắn mắc cài, bạn sẽ cảm thấy lạ lẫm vì chưa quen với bộ khí cụ, cảm giác đau nhức cũng xuất hiện do răng bắt đầu chịu lực kéo. Trong thời gian này, cảm giác ê buốt sẽ xuất hiện, bạn chỉ có thể ăn cháo hoặc thức ăn mềm trong thời gian này. Tuy nhiên, cảm giác đau nhức hay ê buốt sẽ qua đi khi bạn đã quen dần với bộ khí cụ.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến kỹ thuật niềng răng móm, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại thắc mắc để được giải đáp nhanh chóng nhé!

iconzalochat