Tụt lợi khi niềng răng có nguy hiểm không? Khắc phục như thế nào?

Tụt lợi khi niềng răng được đánh giá là một trong những “nỗi ám ảnh” khiến nhiều khách hàng niềng răng lo lắng khi gặp phải. Có nhiều nguyên nhân gây ra tụt lợi, và khi đó, khách hàng cần tìm được biện pháp khắc phục phù hợp để cải thiện tình trạng này. Vì vậy, hãy cùng Bệnh viện răng hàm mặt Worldwide tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 

Tụt lợi khi niềng răng là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Tụt lợi khi niềng răng là gì

Tụt lợi còn được biết đến là tụt nướu răng. Đây là hiện tượng phần lợi bị tụt sâu vào chân răng, khiến chân răng dần bị dài lộ rõ. Nếu không sớm điều trị, lợi sẽ bị tụt sâu hơn và chân răng sẽ lộ rõ hơn mỗi ngày.

Tụt lợi khi niềng răng không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười mà còn khiến cho răng bị tăng độ nhạy cảm, đồng thời gây ra hàng loạt các bệnh lý khác cho răng như viêm nướu, viêm nha chu,…

Những biểu hiện thường thấy khi tụt lợi chân răng:

  • Chân răng bắt đầu bị lộ ra nhiều hơn.
  • Răng chảy máu thường xuyên khi vệ sinh.
  • Nướu răng bị sưng nhiều, có màu đỏ thẫm. 
  • Răng đau nhức hơn, xuất hiện mùi hôi.

Nguyên nhân nào gây tụt lợi khi niềng răng?

Tụt lợi khi niềng răng

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi khi niềng răng. Khi đó, khách hàng cần nắm rõ các nguyên nhân để tìm được hướng điều trị thích hợ

1. Vệ sinh răng sai cách

Thông thường, khách hàng khi niềng răng nếu chưa nắm được cách vệ sinh răng chính xác sẽ dẫn đến nguy cơ bị tụt lợi khi niềng răng bởi những nguyên nhân sau:

  • Sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng khiến răng và nướu bị tổn thương.
  • Lực đánh răng mạnh và không đúng kỹ thuật, khiến nướu sưng, viêm, trầy xước.

2. Mảng bám trên răng cao

Mảng bám trên răng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi mà ít ai để ý.

  • Đây là tình trạng xảy ra do răng không được vệ sinh kỹ càng trong lúc niềng răng, từ đó hình thành nên các mảng bám tích tụ trên răng và dần dần khó làm sạch.
  • Tình trạng này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây ra các bệnh lý viêm nhiễm nướu và dẫn đến tụt lợi.

3. Lực siết mắc cài không phù hợp

Khách hàng sẽ dễ gặp phải nguy cơ tụt lợi khi niềng răng với lực siết mắc cài không phù hợp với tình trạng răng trong quá trình niềng răng.

  • Lực siết niềng răng mạnh sẽ tác động mạnh lên nướu và lợi, từ đó gây tụt lợi.
  • Nếu không được sớm điều chỉnh, tình trạng tụt lợi sẽ chuyển biến nặng hơn.
  • Nguy hiểm hơn, răng sẽ dễ bị lung lay và suy yếu, thậm chí là mất răng.

Khắc phục tụt lợi khi niềng răng như thế nào?

Khắc phục tụt lợi khi niềng răng bằng cách nào

Để hạn chế được tối đa tình trạng tụt lợi khi niềng răng và hạn chế được những nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng khi niềng răng, cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Vệ sinh, chăm sóc răng đúng cách và kỹ càng theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, cần chú ý lựa chọn loại bàn chải đánh răng có lông mềm vừa phải, đánh răng với lực vừa đủ nhẹ nhàng.
  • Cần duy trì thực hiện cạo vôi răng định kỳ ít nhất 6 tháng/1 lần để răng được làm sạch các mảng bám mà phương pháp vệ sinh thông thường không thể thực hiện được.
  • Chú trọng chọn lựa địa điểm niềng răng uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, công nghệ tân tiến với phác đồ điều trị chuẩn xác để quá trình niềng răng được diễn ra đảm bảo đúng kỹ thuật, hạn chế sai lệch và các biến chứng khi niềng răng.

Ngoài ra, nếu tình trạng tụt lợi ngày càng diễn biến nặng hơn mà không thuyên giảm khi đã thực hiện những giải pháp trên, khách hàng cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

iconzalochat