TỔN THƯƠNG GAN DO THUỐC

Gan là cơ quan chính thải trừ thuốc. Tổn thương gan do thuốc (Drug-induced liver injury – DILI) là một vấn đề được nhắc đến khá nhiều với tỷ lệ lên đến 4­10% các phản ứng có hại do thuốc gây ra, tương ứng 1/100 bệnh nhân gặp tổn thương gan do thuốc trong suốt thời gian nằm viện4. Hầu hết các trường hợp DILI là lành tính và cải thiện sau khi ngừng thuốc. Điều quan trọng là phải nhận ra và ngừng dùng các tác nhân gây bệnh càng sớm càng tốt để ngăn cản sự tiến triển của bệnh.

Tổn thương gan cho thuốc
Tổn thương gan cho thuốc
  1. Phân loại 56

DILI được phân thành 3 loại khác nhau, tùy thuộc vào giá trị các xét nghiệm ALT, ALP và tỉ lệ R* = (ALT/N1)/(ALP/N2) (N1, N2 là giới hạn trên bình thường tương ứng của các xét nghiệm ALT, ALP, N1 = 40 U/L, N2 = 120 U/L)

Bảng 1: Phân loại tổn thương gan do thuốc

Loại 1 Loại 2 Loại 3
Tổn thương tế bào gan Tổn thương mật Tổn thương gan hỗn hợp (gan và mật)
ALT > 2N1

hoặc R > 5

ALP > 2N2

hoặc R < 2

ALT > 2N1 và ALP tăng, với

2 < R < 5

*: giá trị R có thể thay đổi trong quá trình theo dõi tổn thương gan vì giá trị ALT, ALP thay đổi

  1. Cơ chế 5

DILI có thể là kết quả của độc tính trực tiếp từ thuốc sử dụng hoặc các chất chuyển hóa của chúng hoặc tổn thương qua trung gian miễn dịch. Thuốc chuyển hóa chủ yếu ở gan có nhiều khả năng dẫn đến DILI.

  1. Yếu tố nguy cơ 3,6
  • Tuổi: > 55 tuổi có nguy cơ mắc DILI cao hơn những người khác
  • Giới: nữ giới có nguy cơ gặp DILI cao hơn nam giới
  • Phụ nữ có thai
  • Chế độ dinh dưỡng: béo phì, suy dinh dưỡng
  • Lạm dụng rượu
  • Bênh lý: Đái tháo đường, cường giáp
  • Tương tác thuốc
  1. Các thuốc gây tổn thương gan:

Hướng dẫn thực hành lâm sàng của Trường Tiêu hoá Hoa Kỳ năm 2014 cũng đã đề cập đến các nhóm thuốc thường gây DILI và thời gian từ khi dùng thuốc đến khi có DILI (thời gian tiềm tàng)

Bảng 2: Các thuốc gây tổn thương gan2

Nhóm thuốc Thuốc Thời gian tiềm tàng* Loại DILI**
 

 

Kháng sinh

Amoxicilin/Clavulanic Ngắn đến trung bình TTM, có thể TTTBG

 

Isoniazid Trung bình đến dài TTTBG cấp tính

 

Trimethoprim/Sulfamethoxazol Ngắn đến trung bình TTM, có thể TTTBG

 

Fluoroquinolon Ngắn TTTBG, TTM hoặc TTHH

 

Macrolid Ngắn TTTBG hoặc TTM

 

Minocyclin Trung bình đến dài TTTBG

 

Thuốc chống động kinh Phenytoin Ngắn đến trung bình TTTBG, TTM hoặc TTHH

 

Carbamazepin Trung bình TTTBG hoặc TTM hoặc TTHH

 

Valproat Trung bình đến dài TTTBG

 

Thuốc giảm đau Acetaminophen, NSAIDs Trung bình đến dài TTTBG

 

Thuốc điều hòa miễn dịch

 

Interferon α

 

Trung bình TTTBG
Interferon β

 

Trung bình đến dài TTTBG
Thuốc kháng TNF Trung bình đến dài TTTBG
Thuốc khác

 

 

Methotrexat (uống) Dài Gan nhiễm mỡ hoặc xơ hóa
Allopurinol Ngắn đến trung bình TTTBG hoặc TTHH
Amiodaron (uống) Trung bình đến dài TTTBG, TTM hoặc TTHH

 

Ức chế bơm proton (PPI) Ngắn TTTBG
* Thời gian tiềm tàng (thời gian từ khi dùng thuốc đến khi ghi nhận biến cố): ngắn = 3 – 30 ngày, trung bình = 30 – 90 ngày, dài > 90 ngày

 

** TTM: tổn thương mật, TTTBG: tổn thương tế bào gan, TTHH: tổn thương gan hỗn hợp

* Thời gian tiềm tàng (thời gian từ khi dùng thuốc đến khi ghi nhận biến cố): ngắn = 3 – 30 ngày

Điều trị chính cho DILI là ngừng thuốc nghi ngờ và theo dõi để đảm bảo các xét nghiệm gan trở về bình thường. Phục hồi sẽ xảy ra ở phần lớn bệnh nhân mắc DILI sau khi ngừng thuốc nghi ngờ. Hầu hết các trường hợp DILI là lành tính và cải thiện sau khi ngừng thuốc. Cán bộ y tế đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa DILI và xác định các thuốc nghi ngờ gây DILI để góp phần giúp bệnh nhân kịp thời ngừng sử dụng một cách sớm nhất1.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Anne M Larson (2017). Drug-induced Liver Injury 2. Chalasani N.P., Hayashi P.H., Bonkovsky H.L., Navarro V.J., Lee W.M., Fontana R.J., Practice Parameters Committee of the American College of Gastroenterology. (2014), ACG Clinical

Guideline: the diagnosis and management of idiosyncratic drug-induced liver injury, The American

journal of gastroenterology, 109(7), pp. 950-966 3. Lucena M.I., Andrade R.J., Kaplowitz N., García-Cortes M., Fernández M.C., Romero-Gomez M., Bruguera M., Hallal H., Robles-Diaz M., RodriguezGonzález J.F.,Navarro J.M., Salmeron J., Martinez-Odriozola P., PérezAlvarez R., Borraz Y., Hidalgo R. (2009), Phenotypic characterization

of idiosyncratic drug-induced liver injury: the influence of age and sex, Hepatology, 49(6), pp. 2001-

2009

  1. Sistanizad M., Peterson G.M. (2013), Drug-induced liver injury in the Australian setting, Journal of clinical pharmacy and therapeutics, 38(2), pp. 115-120 5. Stefan David and James P Hamilton, Drug-induced Liver Injury, 2010 Jan 1; 6: 73–80
  2. Teschke R., Wolff A., Frenzel C., Schwarzenboeck A., Schulze J., Eickhoff A. (2014), Drug and

herb induced liver injury: Council for International Organizations of Medical Sciences scale for

causality assessment, World journal of hepatology, 6(1), pp. 17-32

iconzalochat