TUYỆT CHIÊU GIỮ RĂNG KHỎE ĐẸP

Vệ sinh răng miệng kém sẽ gây ra nhiều vấn đề cho răng miệng như:

  • Sâu răng: Biểu hiện của sâu răng là cơn đau hoặc ê buốt ở răng khi ăn nhai. Sâu răng xảy ra do vi khuẩn phát triển tại mảng bám thức ăn không được vệ sinh kĩ.
  • Viêm nướu, nha chu, có thể dẫn đến mất răng
  • Các bệnh lý răng miệng có thể gây ra hôi miệng, khiến cho bạn khó khăn trong giao tiếp.
  • Hơn thế nữa, tình trạng răng miệng có liên quan mật thiết đến sức khoẻ toàn thân, nhất là tình trạng tim mạch và tiểu đường.
  • Vi khuẩn trong miệng có thể là nguyên nhân gây ra b ệnh lý về tim và đột quỵ nếu như không được kiểm soát. Tình trạng nướu răng lại có liên hệ với bệnh tiểu đường, khiến tình trạng bệnh phức tạp hơn.

Do đó, việc giữ răng khỏe mạnh, sạch sẽ là rất quan trọng và sẽ giúp ngăn ngừa các hậu quả trên.

TUYỆT CHIÊU GIỮ RĂNG KHỎE ĐẸP

Phải làm gì để giữ vệ sinh răng miệng tốt:

  1. Chăm sóc răng miệng thường xuyên tại nhà.

Quy trình chăm sóc răng miệng tại nhà được khuyến cáo gồm:

  • Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và kết hợp sử dụng sử dụng chỉ nha khoa. Bạn cần được hướng dẫn cách chải răng, cách lựa chọn loại bàn chải, nước súc miệng phù hợp với mỗi người. Mỗi lần chải răng nên chải khoảng 2 phút để đảm bảo đủ thời gian làm sạch răng
  • Bạn cũng phải điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, bổ sung canxi và các vitamin để giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ.

Đối với một số trường hợp đặc biệt (bệnh nhân tiểu đường, sản phụ, thanh thiếu niên có nguy cơ mắc bệnh nha chu cao,…) có thể được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn thêm các phương pháp vệ sinh răng miệng hiện đại hơn. Hiện nay, tăm nước là một thiết bị vệ sinh răng miệng rất hiệu quả và ngày càng phổ biến. 

2. Đến Nha sĩ khám và chăm sóc răng miệng định kỳ.

Việc kiểm tra răng miệng định kì là rất quan trọng.

  • Mỗi 6 tháng một lần bạn cần đến nha sĩ để kiểm tra răng miệng.
  • Bác sĩ sẽ khám và đánh giá tình trạng nướu, lưỡi, miệng, tuyến nước bọt cũng như khớp cắn. Việc khám này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của thiếu vitamin, tiểu đường hay khối u. Quá trình kiểm tra răng miệng giúp bác sĩ tìm ra:
    • Các răng bị sâu, nứt vỡ, miếng trám cũ bị hư hỏng, răng lung lay hay bị bệnh lý tuỷ.
    • Tình trạng nướu răng, mô mềm như lưỡi, má, tuyến nước bọt.
    • Tình trạng khớp cắn.
    • Các dấu hiệu của những bệnh lý toàn thân như tiểu đường, thiếu vitamin, khối u,…
  • Đánh giá hiệu quả tự vệ sinh răng miệng ở nhà của bạn & hướng dẫn cách lựa chọn bàn chải và chỉ nha khoa cũng như cách chải răng phù hợp.
  • Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ giải thích và tư vấn cho bạn những vấn đề gặp phải và cách giải quyết thích hợp nhất.
  • Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thêm việc chụp phim X quang, Panorama và CT Cone beam. Các phương tiện bổ trợ hiện đại này sẽ giúp bác sĩ nắm rõ tình trạng và đưa ra được cách điều trị tốt nhất cho bạn.
  • Một phần không thể thiếu của khám răng định kì là lấy sạch vôi răng và đánh bóng răng. Việc chải răng hằng ngày là rất quan trọng, tuy nhiên nó vẫn không thể lấy sạch đi toàn bộ mảng bám thức ăn. Những mảng bám nhỏ còn sót lại này sẽ tích tụ dần và tạo ra vôi răng, do đó bạn cần được lấy vôi răng trong mỗi lần khám định kì. Vôi răng không được loại bỏ sẽ làm môi trường cho vi khuẩn phát triển gây ra sâu răng, viêm nướu, mùi hơi thở khó chịu,… Sau đó, bác sĩ sẽ đánh bóng răng, làm sạch các mảng bám trên răng, trả lại cho bạn nụ cười tự tin sáng bóng.

Tất cả những việc này chỉ mất của bạn 45 phút nhưng sẽ mang lại cho bạn cho bạn 1 hàm răng khỏe đẹp và tiết kiệm rất nhiều chi phí cho sau này.

Bác sĩ. Đoàn T. Minh Hương

iconzalochat