chấn thương hàm mặt

ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT

Chấn thương hàm mặt rất thường gặp trong cuộc sống ngày nay. Nó chiếm khoảng 10% tổng số các loại chấn thương và có thể gặp ở mọi lứa tuổi với nhiều dạng thương tổn khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, do nhiều nguyên nhân cơ chế tác động khác nhau. Từ đó, nhu cầu thăm khám và điều trị chấn thương hàm mặt tăng dần trong thời gian gần đây. Ở Việt Nam khi mật độ dân cư và tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, trong khi số lượng bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ điều kiện, cơ sở vật chất thích hợp để thăm khám và điều trị vẫn còn khá hạn chế.

 

Chấn thương hàm mặt chủ yếu do các nguyên nhân sau:

Việc phân biệt răng móm hay hàm móm là điều rất quan trọng để định hướng phương pháp điều trị.

  • Tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng 70-80%
  • Tai nạn lao động
  • Tai nạn sinh hoạt
  • Tai nạn trong luyện tập thi đấu thể thao
  • Ẩu đả

Tùy theo tính chất và mức độ tổn thương, chấn thương hàm mặt có thể được phân thành 2 loại: chấn thương mô mềm và chấn thương xương.

facial injury

Chấn thương phần mềm

Chấn thương phần mềm vùng hàm mặt bao gồm:

  • Vết thương xây xát
  • Vết thương đụng dập
  • Vết thương rách
  • Vết thương xuyên thấu
  • Vết thương lóc
  • Vết thương thiếu hổng
  • Vết thương bỏng
  • Vết thương do hỏa khí
chấn thương hàm mặt

Phần mềm vùng hàm mặt có hệ thống mạch máu rất phong phú nên thường có điều kiện nuôi dưỡng và lành thương tốt trong đa số trường hợp. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách rất dễ để lại các di chứng như sẹo xấu, sẹo co rút gây mất thẩm mỹ và cản trở chức năng.

Vùng mặt có các cơ bám da đảm nhiệm chức năng biểu hiện cảm xúc được chi phối bởi thần kinh mặt (thần kinh VII). Chúng rất dễ bị tổn thương trong các vết thương rách sâu, gây liệt mặt khu trú hoặc toàn bộ bên tổn thương. Đồng thời tuyến nước bọt và ống dẫn cũng có thể bị đứt gây dò nước bọt kéo dài…

Đối với thương tổn mô mềm vùng hàm mặt, cần đánh giá đúng và đủ tổn thương. Đồng thời điều trị sớm, cắt lọc tốt cầm máu kỹ và khâu đóng, đảm bảo chức năng thẩm mỹ tốt, có kế hoạch xử trí thích hợp khi tổn thương các cấu trúc quan trọng. Việc này đòi hỏi những can thiệp điều trị chuyên sâu như tạo hình, vi phẫu thuật.

dieu tri chan thuong ham mat

Chấn thương xương

Chấn thương xương thường phân loại theo vị trí gãy của khối xương hàm mặt như:

Gãy tầng mặt giữa:

  • Gãy ngang toàn bộ: gãy xương hàm trên Lefort I, II, III
  • Gãy dọc giữa, dọc bên xương hàm trên
  • Gãy răng và xương ổ răng hàm trên

Gãy tầng mặt dưới

  • Gãy thân xương hàm dưới: vùng cằm, cành ngang, góc hàm, cành cao
  • Gãy lồi cầu
  • Gãy xương hàm dưới nhiều đường
  • Gãy răng và xương ổ răng hàm dưới

Gãy phức hợp gò má

Gãy phức hợp mũi – sàng – ổ mắt (gãy NOE)

 

đăng ký ngay
chấn thương hàm mặt

Nguyên tắc xử lý chấn thương hàm mặt

Nguyên tắc chung khi xử lý chấn thương hàm mặt cũng giống những loại chấn thương khác trên cơ thể là luôn đặt tính mạng bệnh nhân lên hàng đầu. Ưu tiên xử lý những tổn thương nặng có nguy cơ cao. Đối với chấn thương vùng hàm mặt, việc xử lý chức năng và thẩm mỹ luôn luôn đi kèm với nhau, đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo.

Xử trí cấp cứu khẩn

  • Phòng chống ngạt thở cấp: Kiểm soát tụt lưỡi, hút bỏ đờm dãi, máu đông, dị vật, cầm máu nếu có vết thương chảy máu trong miệng sau đó đặt nội khí quản hoặc mở khí quản dưới nếu cần
  • Phòng chống chảy máu: Băng ép cầm máu, kẹp hoặc khâu các vết thương cầm máu tại chỗ, nhét meche mũi trước, mũi sau, kết hợp băng ép (kết hợp với mở khí quản), thắt động mạch khu trú vùng chảy máu, động mạch cảnh ngoài, cảnh chung.
  • Phòng chống shock: Theo dõi sát tình trạng toàn thân mạch, huyết áp, nhịp thở, đảm bảo thông khí tốt, cầm máu kịp thời và hiệu quả, giảm đau, bù đủ dịch.
  •  
Implant nha khoa

Xử trí vết thương

1. Xử trí vết thương phần mềm: Cắt lọc tiết kiệm đối với các tổn thương rách, khâu đúng lớp giải phẫu, khâu kín đối với vết thương sớm, khâu thưa hoặc khâu định hướng kèm dẫn lưu đối với vết thương đến muộn. Trong trường hợp có tổn khuyết phải xử trí theo các mức độ khác nhau tùy độ rộng tổn khuyết, bóc tách rộng khâu kín nếu được hoặc tạo các vạt trượt, xoay, đẩy hoặc vạt có cuống nuôi đến đóng kín tổn khuyết.

2. Xử trí vết thương xương: Tùy theo mức độ tổn thương xương, có thể lựa chọn điều trị bảo tồn hay điều trị phẫu thuật

  • Điều trị bảo tồn: nắn chỉnh cố định răng và xương ổ răng, nắn chỉnh xương gò má- cung tiếp qua đường ngách lợi, đuôi mày, hoặc đường Gillies, nâng chỉnh cố định xương chính mũi, vách ngăn mũi
  • Điều trị phẫu thuật: mở đường tiếp cận vào ổ gãy nắn chỉnh trực tiếp xương về đúng vị trí giải phẫu sau đó cố định bằng hệ thống nẹp vít, trong trường hợp khớp cắn sai do cal lệch xương có thể cần phải kết hợp điều trị cố định liên hàm nắn chỉnh về đúng khớp cắn ban đầu.
chấn thương hàm mặt

Điều trị chấn thương hàm mặt tại Worldwide

Sau khi thăm khám, tùy theo loại chấn thương và mức độ nặng nhẹ của mỗi người mà các bác sĩ tại Bệnh viện Worldwide sẽ có các cách xử lý khác nhau. Các trường hợp chấn thương nặng, đa chấn thương cần phải theo dõi, phẫu thuật thì bắt buộc phải nhập viện.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt – Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Worldwide với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng cơ sở vật chất hiện đại, tiêu chuẩn 5 sao sẽ đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho quý khách hàng.

chấn thương hàm mặt

dịch vụ liên quan

 
chấn thương hàm mặt

Hạ xương gò má cao