Răng khôn xuất hiện khi cung hàm đã có đủ 28 chiếc răng, nó thường nằm sâu bên trong, gây khó khăn cho việc vệ sinh và cũng không mang ý nghĩa thẩm mỹ. Vậy có nên nhổ răng khôn không? Trường hợp nào thì cần nhổ răng khôn? Nếu bạn vừa mọc răng khôn và thắc mắc về những vấn đề này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây để tất tật tật về việc nhổ răng khôn nhé!
Răng khôn là gì?
Răng khôn (răng hàm số 8) là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm. Sau khi thay răng vĩnh viễn hoàn thiện (vào khoảng 12 – 13 tuổi), răng khôn chưa xuất hiện mà sẽ xuất hiện khi con người bước vào độ tuổi trưởng thành (khoảng từ 18 – 25 tuổi).
Khi răng khôn mọc, vòm miệng của chúng ta đã xếp đủ chỗ cho 28 chiếc răng vĩnh viễn trước đó, chính vì vậy chiếc răng này thường phải ngoi ngóc và tìm chỗ nhú lên, điều này khiến răng khôn dễ mọc lệch hoặc xô lẫn vào những chiếc răng bên cạnh.
Răng khôn không chỉ mọc lệch mà còn có thể mọc ngầm hoặc mọc ngược về vị trí xương hàm, nếu không nhổ răng khôn kịp thời, chúng sẽ làm sưng nướu, viêm nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
Răng khôn có tác dụng gì?
Nếu mọc đầy đủ, mỗi người chúng ta sẽ có tổng cộng 4 chiếc răng khôn (2 chiếc ở hàm trên, 2 chiếc ở hàm dưới). Tuy nhiên không phải ai cũng mọc đủ 4 răng khôn, có người chỉ mọc 1, 2 hoặc 3 răng khôn, bên cạnh đó cũng có nhiều người không mọc răng khôn.
Một trong những thắc mắc thường được đặt ra với chiếc răng này là: Răng khôn có tác dụng gì không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này ngay sau đây nhé!
Có nhiều người quan niệm: Không tự nhiên mà có răng khôn, chắc chắn nó phải có ý nghĩa riêng nào đó. Tuy nhiên quan niệm này không đúng hoàn toàn. Vào thời kỳ nguyên thủy, con người thường xuyên sử dụng thức ăn sống nên hàm răng phát triển mạnh, tuy nhiên về sau, khi con người đã biết sử dụng lửa để nấu chín thức ăn, hàm răng chịu lực nhai ít hơn, dẫn đến việc cung hàm thu nhỏ dần, đây chính là lý do răng khôn không có đủ chỗ mọc.
Răng khôn xuất hiện sau muộn và cũng không giữ nhiệm vụ gì đặc biệt. Phần lớn răng khôn đều mọc chen chúc và không thẳng hàng, chính vì vậy dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Vì sao cần nhổ bỏ răng khôn?
Thực tế cho thấy, răng khôn không giữ chức năng nhai hay ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt. Chưa kể những chiếc răng khôn mọc lệch thường gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Sưng tấy, đau nhức, chảy máu chân răng.
Tình trạng viêm nhiễm do răng khôn mọc lệch nếu kéo dài và không được xử lý kịp thời có thể làm hư hại những chiếc răng kế cận, thậm chí có thể làm xô cả hàm răng, đây chính là lý do tại sao cần nhổ răng khôn.
Khi nào nên nhổ răng khôn?
Răng khôn thường xuất hiện khi cung hàm đã “hết chỗ”, chính vì vậy chúng sẽ chen lấn với các răng mọc trước để ngoi lên, điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và làm tăng nguy cơ viêm nướu răng.
Vậy khi nào nên nhổ răng khôn? Dưới đây là câu trả lời cho bạn:
- Cần nhổ răng khôn khi chúng mọc bất thường, khiến bệnh nhân đau nhức, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến các răng kế cận.
- Răng khôn chưa gây biến chứng nhưng mọc không sát với răng bên cạnh, tạo khe giắt thức ăn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh, gây sâu răng.
- Răng khôn mọc thẳng nhưng không có răng đối diện, điều này khiến răng trồi dài, tạo bậc thang giữa các răng, gây lở loét và nhồi nhét thức ăn.
- Răng khôn có hình dạng bất thường, khó vệ sinh và tạo điều kiện để nhồi nhét thức ăn.
- Răng khôn bị sâu hoặc bị bệnh nha chu.
- Răng khôn mọc ngầm hoặc là nguyên nhân gây ra một số bệnh toàn thân.
Khi nào không nên nhổ răng khôn?
Không phải chiếc răng khôn nào cũng mọc lệch và không phải 100% răng khôn đều phải nhổ bỏ.
Bạn có thể “chung sống” với răng khôn nếu thuộc vào các trường hợp dưới đây:
- Răng khôn mọc thẳng và đều, không bị kẹt nướu hay gây biến chứng gì cho cơ thể.
- Răng khôn mọc đều, có răng đối diện ăn khớp.
Ngoài hai trường hợp trên, bạn không nên nhổ răng khôn nếu mắc các bệnh lý mạn tính như: Rối loạn đông máu, đái tháo đường, tim mạch hoặc việc nhổ răng khôn ảnh hưởng trực tiếp đến các cấu trúc trong xoang hàm và dây thần kinh.
Giá nhổ răng khôn 2022 bao nhiêu tiền?
Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền? Giá nhổ răng khôn hiện nay là bao nhiêu? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi có ý định nhổ răng khôn. Thực tế cho thấy, chi phí nhổ răng khôn giữa từng trường hợp không giống nhau, điều này được quyết định khá nhiều bởi hình dạng và vị trí răng khôn mọc.
Với răng khôn mọc thẳng, chi phí nhổ răng khôn sẽ không chênh lệch nhiều so với chi phí nhổ răng thông thường. Tuy nhiên với những chiếc răng mọc ngầm hoặc mọc lệch, chi phí này sẽ cao hơn khá nhiều.
Bạn có thể tham khảo bảng giá nhổ răng khôn tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Worldwide để nắm rõ vấn đề này:
Dịch vụ | Chi phí |
Nhổ răng khôn bằng máy Piezo | 2.5 triệu/ răng |
Phẫu thuật răng khôn hàm trên mọc lệch | 2 triệu/ răng |
Phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch | 3 triệu/ răng |
Nhổ răng khôn mọc lệch | 3.5 – 4 triệu/ răng |
Nhổ răng không mọc ngầm | 4.5 – 5 triệu/ răng |
Trọn gói nhổ 4 răng khôn | 10 triệu |
Gói nhổ 2 răng khôn mọc không khó | 7 triệu |
Nhổ răng khôn có biến chứng gì không?
Răng khôn nếu mọc thẳng có thể nhổ bỏ dễ dàng, tuy nhiên với những chiếc răng khôn mọc lệch, bệnh nhân cần tham khảo địa chỉ nhổ răng khôn uy tín để đảm bảo kết quả tốt nhất.
Các biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn nếu thực hiện không đúng kỹ thuật là:
1. Chảy máu kéo dài
Nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật có thể khiến bệnh nhân chảy máu chân răng kéo dài. Đây là biến chứng dễ gặp ở bệnh nhân bị rối loạn đông máu, ngoài ra những bệnh nhân hút thuốc lá hoặc uống rượu bia ngay khi vừa nhổ răng cũng có thể gặp tình trạng này.
2. Sưng đau, nhiễm trùng
Bệnh nhân có thể sưng đau và nhiễm trùng lặp lại nếu dụng cụ nhổ răng hoặc phòng phẫu thuật không đảm bảo vô trùng.
3. Viêm ổ răng
Bệnh nhân cảm thấy đau nhức liên tục trong 5 – 6 ngày, đi kèm với đó là tình trạng đau tai, giảm cảm giác và hơi thở có mùi.
4. Ngứa, tê
Ngứa ran và tê cứng tại lưỡi, môi, cằm và nướu cũng là biến chứng có thể xảy ra khi nhổ răng khôn. Đây là biến chứng không quá nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt bình thường của người bệnh.
Nhổ răng khôn có đau không?
Nhổ răng khôn có đau không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Trước đây, khi công nghệ gây tê chưa phổ biến và các máy móc hỗ trợ chưa phát triển, việc nhổ răng khôn thường đi kèm những cơn đau “không tả”. Vậy hiện nay thì sao? Nhổ răng khôn có đau không?
Nhổ răng khôn có đau không phụ thuộc chủ yếu vào quá trình gây tê, lượng thuốc tê nhiều hay ít, có đủ để che lấp cơn đau hay không. Nếu được gây tê đúng liều lượng, bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi tê cứng trong quá trình nhổ răng, ngược lại, nếu gây tê không đúng cách hoặc thiếu liều lượng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức khi nhổ.
Thời gian nhổ răng khôn chỉ mất khoảng 20 – 25 phút, trong thời gian này, bệnh nhân hầu như không cảm thấy gì ngoài cảm giác tê cứng, tuy nhiên sau khi hết thuốc tê, bạn sẽ cảm nhận cơn đau rõ rệt hơn.
Để giảm thiểu cảm giác đau nhức cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn cách sử dụng phù hợp. Nếu sử dụng thuốc đúng liều lượng và tuân thủ những cách chăm sóc vết thương tại nhà, bạn sẽ vượt qua thời gian này một cách nhẹ nhàng.
Tùy vào cơ địa cũng như sức khỏe mà có người sẽ đau nhiều, có người sẽ đau ít và có người thậm chí không thấy đau sau khi nhổ răng khôn. Bạn có thắc mắc tại sao lại như vậy không?
Nguyên nhân của điều này là: Cảm giác đau nhức sau khi nhổ răng khôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tay nghề của bác sĩ, chế độ chăm sóc và cơ địa chính là 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề này:
1. Tay nghề bác sĩ
Nhổ răng khôn tuy chỉ được xếp vào dạng tiểu phẫu nhưng nó đòi hỏi tay nghề cao và sự tỉ mỉ từ bác sĩ vì răng khôn thường mọc ở vị trí khó tiếp cận, nếu giải phẫu không cẩn thận rất dễ làm tổn thương cấu trúc bên trong như: Dây thần kinh, xương hàm, mạch máu, màng xoang.
2. Cơ địa bệnh nhân
Mỗi bệnh nhân có đặc tính phản ứng với vết thương khác nhau, chính vì vậy thời gian lành thương của mỗi người cũng không giống nhau. Người có cơ địa thích nghi tốt thường sẽ ít đau hơn người có cơ địa thích nghi kém.
3. Cách chăm sóc
Nếu chăm sóc không kỹ lưỡng và không kiêng khem cẩn thận, vết thương sau khi nhổ răng rất dễ bị nhiễm trùng, kéo dài thời gian lành thương.
Nhổ răng khôn bao lâu thì lành?
Thông thường, tình trạng đau nhức sẽ xuất hiện sau 3 – 4 tiếng nhổ răng và sẽ giảm dần trong khoảng 2 – 3 ngày. Tình trạng sưng má và đau nhức sẽ gần như biến mất sau đó 1 tuần.
Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau để bệnh nhân giảm thiểu tình trạng đau nhức. Lúc này bạn cần uống thuốc và nghỉ ngơi theo dặn dò của bác sĩ để vượt qua giai đoạn này nhanh chóng nhất.
Sau khi nhổ răng, trên nướu sẽ xuất hiện vết thương hở, tùy vào cơ địa mỗi người mà vết thương này sẽ kín lại sau đó 2 – 3 tháng, nếu chăm sóc kỹ lưỡng, vết thương hở này hầu như không ảnh hưởng gì đến cảm giác ăn nhai của bạn.
Quy trình nhổ răng khôn gồm mấy bước?
Nhổ răng khôn được xem là một dạng tiểu phẫu cơ bản trong nha khoa, tiểu phẫu này thường được thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1. Thăm khám, chuẩn bị tiểu phẫu
Trước khi quyết định nhổ răng, nha sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để tư vấn cho bệnh nhân các bước chuẩn bị. Quy trình này được thực hiện kỹ lưỡng bằng cách chụp X-quang răng, từ đó nhìn rõ vị trí và hướng phát triển của răng khôn cần loại bỏ. Thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị hợp lý.
Trong bước đầu tiên, bệnh nhân cần khai báo trung thực về tình hình sức khỏe cũng như các vấn đề dị ứng để hạn chế các tình huống xấu có thể xảy ra trong quá trình nhổ bỏ răng khôn.
Bước 2. Sát khuẩn, gây tê
Trước khi nhổ răng, bệnh nhân cần súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng, bác sĩ sau đó sẽ sát khuẩn khu vực cần nhổ răng khôn. Tiếp đó là gây tê tại vùng cần nhổ răng.
Thông thường, thời gian nhổ răng khôn sẽ mất khoảng 15 – 20 phút, cảm giác khi nhổ răng khôn được quyết định chủ yếu bởi bước gây tê, chính vì vậy thao tác gây tê cần được thực hiện chính xác để bệnh nhân vượt qua tiểu phẫu một cách nhẹ nhàng.
Bước 3. Nhổ răng
Ngay sau khi thuốc tê phát huy tác dụng, nha sĩ tiến hành tách lợi và dây chằng, mở ra khoảng trống vừa đủ để kìm nhổ đi vào, sau đó loại bỏ răng khôn từ từ.
Bước 4. Khâu vết thương
Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ khâu vết thương bằng chỉ nha khoa để hạn chế nhiễm trùng cũng như giúp vết thương nhanh lành. Trường hợp sử dụng chỉ khâu tự tan, bạn không cần quay lai cắt chỉ mà chỉ cần tái khám định kỳ để theo dõi sức khỏe răng miệng.
Sau khi nhổ răng khôn, cục máu đông sẽ hình thành, trong 30 đầu nhổ răng, bạn nên cắn chặt miếng gạc để giữ máu đông, không nên súc miệng hay uống nước ngay vì sẽ khiến máu khó đông, làm chậm quá trình lành thương.
Làm cách nào để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn?
Bạn có thể hạn chế biến chứng và cảm giác đau nhức sau khi nhổ răng khôn bằng những cách sau đây:
- Chườm đá lạnh tại vùng má sưng đau trong vòng 2 – 3 phút.
- Ngày thứ 2 sau khi nhổ răng, có thể chườm nóng để máu lưu thông tốt hơn, đồng thời làm giảm tình trạng sưng tấy.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý để kháng khuẩn, hạn chế viêm nhiễm.
- Uống thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ.
Nhổ răng khôn nên và không nên ăn gì?
Nhổ răng khôn chắc chắn sẽ để lại vết thương hở, chính vì vậy sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần chú ý về chế độ ăn uống để vết thương nhanh lành. Vậy sau khi nhổ răng khôn nên và không nên ăn gì?
1. Nhổ răng khôn nên ăn gì?
- Trong một vài ngày đầu sau khi nhổ răng, bệnh nhân nên sử dụng những loại thực phẩm mềm và dễ nuốt như: Cháo, phở, bún, súp.
- Ngày thứ 2 sau khi nhổ răng, có thể ăn các loại thức ăn mềm như: Bún, mì, bánh ngọt.
- Sau 2 – 4 giờ nhổ răng, nên sử dụng các loại thức ăn mát lạnh để giảm sưng đau.
- Bổ sung nhiều trái cây chứa vitamin C (ổi, đu đủ, kiwi, xoài,…) để tăng sức đề kháng và giúp vết thương nhanh lành.
- Sau 2 – 3 ngày, khi vết thương đã lành, có thể ăn uống bình thường với đầy đủ dưỡng chất để không bị giảm cân.
2. Nhổ răng khôn kiêng gì?
- Sau khi nhổ răng khôn, tuyệt đối không ăn đồ ăn quá cay hoặc nóng.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn cứng và khó nhai.
- Có thể ăn bánh ngọt nhưng không nên ăn bánh mì vì vụn bánh dễ len vào miệng vết thương.
- Kiêng bia rượu và đồ chua để không gây kích thích vết thương hở.
Nên nhổ răng khôn ở đâu?
Răng khôn là chiếc răng xuất hiện sau muộn trên cung hàm khi xương hàm đã phát triển hoàn thiện, chính vì vậy chiếc răng này rất dễ mọc lệch hoặc mọc ngầm. Để nhổ răng khôn, bạn cần chọn địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.
Với kinh nghiệm 15 năm trong ngành thẩm mỹ nha khoa, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Worldwide sẽ giúp bạn nhổ bỏ chiếc răng khôn trong 15 – 20 phút mà không lo xảy ra biến chứng nào.
Bệnh viện Worldwide sử dụng hệ thống máy móc tiên tiến như: Máy nhổ răng khôn không đau Piezotome, máy chụp phim X-quang Vatech Pax-i,…giúp quy trình nhổ răng khôn diễn ra chuẩn xác.
Trước khi nhổ răng, bạn sẽ được gây tê để giảm thiểu tối đa cảm giác đau nhức, chính vì vậy trong 15 – 20 phút nhổ răng, bạn sẽ không thấy đau buốt hay ê răng mà chỉ thấy hơi căng cứng do tác dụng của thuốc tê.
Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau để bạn vượt qua cảm giác đau nhức một cách dễ dàng. Nếu kết hợp với cách vệ sinh răng miệng và thực đơn hợp lý, thời gian sau khi nhổ răng khôn sẽ trôi qua cực nhanh chóng mà không khiến bạn đau nhức hay khó chịu quá nhiều.
Không phải mọi chiếc răng khôn đều phải nhổ bỏ, nếu chúng mọc thẳng và không gây ra bất kỳ bệnh lý răng miệng nào, bạn hoàn toàn có thể giữ lại. Tuy nhiên hãy chú ý đến những chiếc răng khôn mọc lệch để nhổ bỏ sớm nếu không muốn đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.
Bạn lo lắng nhổ răng khôn sẽ đau hay nhổ răng xong sẽ có biến chứng? Hãy để Bệnh viện Worldwide dẹp bỏ nỗi lo này cho bạn với công nghệ nhổ răng khôn tiên tiến nhất hiện nay.
- Xem chi tiết: Phương pháp nhổ răng khôn không đau tại Worldwide