Các Nguyên Nhân Gây Tiêu Xương và Mất Răng Bao Lâu Thì Bị Tiêu Xương Hàm?

Các Nguyên Nhân Gây Tiêu Xương và Mất Răng Bao Lâu Thì Bị Tiêu Xương Hàm ?

Có 2 nguyên nhân chính gây tiêu xương hàm là bệnh viêm nha chu và mất răng.

  1. Bệnh nha chu

Bệnh nha chu là một trong những nguyên nhân gây tiêu xương hàm
Bệnh nha chu là một trong những nguyên nhân gây tiêu xương hàm

Khi bị viêm nha chu (tình trạng nặng hơn của viêm nướu) vi khuẩn sẽ đi từ các khe nướu xuống vùng xương quanh chân răng gây hủy xương.

  1. Mất răng

Khi nhổ răng, trung bình sau 1 năm sẽ bị mất khoảng 25 – 50% xương xung quanh chân răng. Và quá trình tiêu xương sẽ tiếp tục diễn ra vì xương quanh răng chỉ tồn tại khi có lực tác động từ răng trong quá trình ăn nhai.

Mất răng
Xương bị mất do nhổ răng
  1. Các nguyên nhân khác:

Việc mang hàm giả cũng là nguyên nhân gây tiêu xương vì lực tác động lên hàm giả không phải là lực sinh lý như ở răng tự nhiên.

Xương bị tiêu do mang hàm tháo lắp
Xương bị tiêu do mang hàm tháo lắp

Các bệnh lý như loãng xương cũng gây ra tình trạng tiêu xương và mất răng cao hơn so với người bình thường.

Các nguyên nhân khác ít  gặp hơn cũng gây tiêu xương như bị nhiễm trùng từ răng lan ra vùng xương xung quanh, mất xương do các khối u vùng xương hàm

Mất xương vùng hàm dưới trái do u nguyên bào men
Mất xương vùng hàm dưới trái do u nguyên bào men

Việc tiêu xương quanh răng sẽ tiến triển dần dẫn đến tiêu xương hàm làm mất sự nâng đỡ môi má. Điều này sẽ khiến bạn trông già hơn.

Mất xương
Mất xương gây mất nâng đỡ môi má

Do vậy, để trả lời cho câu hỏi “Mất răng bao lâu thì tiêu xương?”, chúng ta phải hiểu rằng sự tiêu xương là một quá trình liên tục không ngừng, tốc độ tiêu xương sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn và cơ địa của từng người. Hiểu rõ vấn đề này rất quan trọng vì phương pháp phục hồi răng mất hiện đại nhất bây giờ là Cấy ghép Implant phụ thuộc hoàn toàn vào lượng xương còn lại sau nhổ răng. Bên cạnh đó, sự tiêu xương quá mức còn gây các vấn đề răng miệng khác như di lệch răng, trồi răng đối diện, lung lay răng…

mất răng lâu ngày
Hình ảnh: Tiêu xương quá mức do mất răng lâu ngày, không đủ thể tích cho đặt nha khoa Implant

Làm thế nào để ngăn chăn sự tiêu xương sau khi nhổ răng?

  1. Trồng răng implant để thay thế răng mất:

Sự tiêu xương sẽ được ngăn chặn nếu chúng ta thay thế răng mất bằng chân răng Implant nhân tạo và thực hiện quá trình ăn nhai sớm sau khi nhổ răng.

Thời điểm tốt nhất để chúng ta đặt Implant là ngay tức thì sau nhổ răng và tiến hành ghép xương để ngăn chặn sự tiêu xương ổ răng.

Trồng răng implant để thay thế răng mất
Trồng răng implant để thay thế răng mất

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tiêu xương nhiều hay các răng cối có nhiều chân răng không cho phép đặt Implant tức thì vì Implant sẽ không đạt được ổn định ban đầu. Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng trước và chờ từ 3-12 tháng hoặc ghép xương để tái tạo lại xương cho việc đặt Implant. Chúng ta không nên trì hoãn việc cấy ghép Implant lâu hơn 12 tháng sau nhổ răng hay ghép xương vì sự tiêu xương vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.

  1. Ghép xương:

Ghép xương
Ghép xương trong trường hợp không đủ xương (chờ 6 tháng)

GHÉP XƯƠNG là một kĩ thuật hay được các bác sĩ sử dụng để duy trì thể tích xương ngay sau khi nhổ răng hoặc tăng thể tích xương ổ răng nếu mất răng đã lâu. Xương ghép có thể được lấy từ chính cơ thể của mình hoặc là xương nhân tạo. Thể tích xương tăng lên tạo thuận lợi cho việc đặt Implant tức thì hoặc về sau nhằm thay thể cho răng đã mất. Xương ghép sẽ tích hợp để biến thành xương của chính mình trong thời gian vài tháng và dính cứng chắc vào xương ổ răng ban đầu.

Tại Nha khoa Dr.Hùng – Bệnh viện Worldwide, bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim X-quang kỹ thuật số Cone Beam CT 3 chiều để kiểm tra cụ thể tình trạng răng và mức độ tiêu xương, từ đó lựa chọn ra phương án tối ưu nhất cho mỗi trường hợp cụ thể.

Tham vấn chuyên môn: Ts. Bác sĩ Đỗ Đình Hùng

iconzalochat