Sâu Răng Sữa Ở Trẻ Em

Đôi khi được gọi là Sâu Răng Sữa Ở Trẻ Em, Sâu Răng Sữa là một căn bệnh nghiêm trọng có thể phá hủy răng của trẻ – nhưng có thể phòng ngừa được.

Sâu Răng Sữa Ở Trẻ Em

Nguyên Nhân Gây Ra Sâu Răng Sữa Ở Trẻ Em là gì?

  • Để trẻ ngủ với bình sữa còn đang bú. Khi trẻ ngủ, chất lỏng chứa đường sẽ bám lại quanh răng và sẽ gây ra sâu răng. Bao gồm cả việc cho con bú bằng sữa mẹ hoặc sữa pha.
  • Kéo dài thời gian cho con bú hoặc vừa cho con bú vừa ngủ.
  • Ẵm trẻ đi dạo cùng với bình sữa

Hãy để con bạn đi ngủ mà không bú bình

Con bạn có thể đi ngủ mà không ngậm bình sữa. Sau đây là 5 mẹo nhỏ bạn có thể thử:

  • Hãy để bé đắp chăn “bảo vệ”, gấu bông, búp bê, hoặc một món đò chơi yêu thích khi đi ngủ,
  • Hát nhỏ cho bé nghe hoặc có thể bật nhạc nhẹ
  • Bế và rung nhẹ cho bé ngủ
  • Xoa lưng bé để giúp bé thoải mái
  • Đọc hoặc kể một câu truyện cho bé nghe

Những Ảnh Hưởng Của Sâu Răng Sữa Là Gì?

  • Mất răng
  • Các vấn đề về nghe và nói
  • Làm lệch răng vĩnh viễn
  • Gây đau nhức
  • Mất thẩm mỹ
  • Răng bị sâu

Đôi khi được gọi là Sâu Răng Sớm Ở Trẻ Em, Sâu Răng Sữa là một căn bệnh nghiêm trọng có thể phá hủy răng của trẻ – nhưng có thể phòng ngừa được.

Tôi Có Thể Ngăn Ngừa Sâu Răng Sữa Bằng Cách Nào?

  • Hãy tạo cho trẻ thói quen đi ngủ mà không ngậm bình .
  • Đừng bao giờ cho trẻ đi ngủ cùng với một bình đầy sữa, nước trái cây, nước đường, hoặc nkước có ga. Nếu như trẻ phải có bình mới đi ngủ được, thì chỉ nên dùng nước.
  • Không để trẻ vừa đi dạo vừa ngậm bình.
  • Hãy bắt đầu dạy trẻ dùng ly, cốc uống nước ở độ tuổi từ 6-12 tháng. Khi trẻ được 1 tuổi, đổi việc dùng bình sữa sang dùng ly, cốc.
  • Kiểm tra với nha sĩ hoặc bác sĩ để chắc chắn rằng con của bạn có đủ lượng fluor mỗi ngày.

Hãy liên lạc với chúng tôi ngay để được khám và tư vấn miễn phí:

Trung tâm Nha khoa Dr Hùng & Cộng sự -244A Cống Quỳnh Q1 TPHCM

Bạn có thể quan tâm:

iconzalochat