Răng Sữa Có Bao Nhiêu Cái? Trẻ Em Thay Bao Nhiêu Cái Răng?

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi. Phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó, các răng sữa sẽ rụng dần và được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng.

Thời gian, và tốc độ mọc răng sữa và thay răng vĩnh viễn ở mỗi trẻ là khác nhau. Nếu chúng xuất hiện sớm hay chậm hơn vài tháng vẫn là bình thường. Vì vậy ba mẹ đừng quá lo lắng.

Trình tự mọc răng sữa ở trẻ em

Thời gian mọc răng sữa của mỗi bé là khác nhau. Đối với một số bé khi chỉ mới 4 – 5 tháng đã mọc răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bé khoảng 1 tuổi mới bắt đầu xuất hiện chiếc răng đầu tiên. Vì vậy, các mẹ không cần phải quá lo lắng với những trường hợp bé mọc răng hơi muộn nhé.

Cha mẹ đã biết mọc răng ở trẻ diễn ra theo trình tự nào hay chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo vấn đề này ngay sau đây:

  • Thông thường, quy trình mọc răng ở trẻ sẽ bắt đầu khi trẻ được 6 – 7 tháng tuổi, 2 chiếc răng đầu tiên mọc trên hàm là răng cửa giữa của hàm dưới.
  • Khi trẻ được 8 – 12 tháng tuổi, 2 răng cửa chính giữa của hàm trên bắt đầu xuất hiện, 2 chiếc răng xuất hiện tiếp theo chính là răng bên cạnh của 2 chiếc răng cửa hàm trên.
  • Khi trẻ được 10 – 16 tháng tuổi, 2 chiếc răng cửa hàm dưới tiếp theo sẽ xuất hiện, đây cũng là thời điểm bé nhà bạn đã quen với đồ ăn dặm.
  • Khi bé được 13 – 19 tháng tuổi, 2 chiếc răng hàm tại hàm trên xuất hiện, cũng song song với thời điểm này, 2 răng hàm của hàm dưới sẽ xuất hiện.
  • Khi trẻ được 16 – 22 tháng tuổi, hai chiếc răng nanh bắt đầu xuất hiện, lấp đầy khoảng cách giữa răng cửa và răng hàm.
  • Hai chiếc răng nanh của hàm dưới sẽ xuất hiện khi trẻ được khoảng 17 – 22 tháng tuổi, lúc này bé có thể nhai nhiều loại thức ăn hơn, do đã có bộ răng gần hoàn chỉnh.
  • Khi trẻ được khoảng 23 – 31 tháng tuổi, hai răng hàm trong cùng bắt đầu mọc, cũng song song với thời gian này, hai chiếc răng hàm trong cùng của hàm trên cũng xuất hiện. Thông thường, hàm răng của bé sẽ có đầy đủ răng sữa khi bé được khoảng 3 tuổi.
Trình tự mọc răng sữa ở trẻ em
Trình tự mọc răng ở trẻ

Qua hình ảnh minh hoạ và trình tự mọc răng theo từng giai đoạn, ta có thể thấy răng trẻ có tất cả 20 cái răng sữa. Thông thường những chiếc răng sữa đầu tiên mọc vào lúc bé được khoảng 6 đến 7 tháng tuổi và chiếc răng sữa cuối cùng mọc vào lúc bé được khoản 3 tuổi.

Bạn có thể tham khảo thêm Quá trình mọc răng sữa và thay răng ở trẻ em để chăm sóc cho con!

Thời gian thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn

Đối với các bé khi đến thời kỳ thay răng, chân răng sữa sẽ tiêu. Răng sữa lung lay và rụng để răng vĩnh viễn mọc lên. Răng nào mọc trước sẽ thay trước. Thông tường độ tuổi thay răng sữa của các bé sẽ bắt đầu từ 4 đến 7 tuổi và hoàn toàn thay xong khi bé khoảng 12 tuổi. Nếu răng không tự rụng nên đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa của bệnh viện răng hàm mặt Worldwide khám và nhổ.

Thời gian thay răng sữa cụ thể như sau:

  • Từ 5 – 7 tuổi, các răng cửa giữa vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa giữa sữa. Thời gian này trẻ cũng mọc các răng hàm (cối lớn) thứ nhất, sau răng hàm sữa thứ hai (lưu ý đây là răng vĩnh viễn, không thay).
  • Từ 7 – 8 tuổi các răng cửa bên vĩnh viễn sẽ mọc, thay cho các răng cửa bên sữa.
  • Từ 9 – 10 tuổi các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ nhất mọc, thay các răng hàm sữa thứ nhất.
  • Từ 10 – 11 tuổi thay các răng nanh sữa.
  • Từ 11 – 12 tuổi các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ hai mọc, thay các răng hàm sữa thứ hai. Trong thời gian này trẻ cũng mọc các răng hàm (cối lớn) thứ hai sau răng hàm thứ nhất và (đây cũng là răng vĩnh viễn, không thay).

Tìm hiểu thêm kiến thức về Sự khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn tại đây!

Dấu hiệu sau cũng có thể thấy khi trẻ mọc răng

Thông thường khi mọc răng, trẻ thường có các dấu hiệu sau:

  • Sốt nhẹ: nếu trẻ sốt trên 38 0C, bố mẹ có thể cho uống thuốc hạ sốt (theo chỉ dẫn của bác sĩ).
  • Chảy nước miếng: bố mẹ nên nhẹ nhàng lau mặt cho bé bằng khăn vải mềm để loại bỏ nước dãi.
  • Sưng nướu: tại chỗ răng đang nhú lên có thể sưng đỏ, trẻ thường thích cắn gì đó (ngón tay, đồ chơi). Bố mẹ nên chú ý vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ và đồ chơi.
  • Biếng ăn: sự khó chịu sẽ khiến trẻ biếng ăn. Bố mẹ nên cho trẻ ăn nhiều lần và cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu.
  • Có thể bị tướt: (đi ngoài phân loãng hay sệt) 3 – 4 lần trong ngày, chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ đi ngoài loãng nhiều hơn nên đưa bé đến bác sĩ khám.

Trong một số trường hợp, trẻ mọc răng sữa vẫn không có dấu hiệu khác thường nào. Nhưng một số trẻ khác có thể ít ngủ, mệt mỏi và quấy khóc khi mọc răng, mẹ nên chăm sóc, vỗ về trẻ. Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chà lưỡi, lợi cho bé.

Tại sao phải chăm sóc hàm răng sữa?

Một số phụ huynh nghĩ là răng sữa sẽ được thay nên không chú ý. Thực ra, răng sữa trong nha khoa trẻ em rất quan trọng trong sự phát triển thể chất của trẻ (ăn nhai, phát âm) và thẩm mỹ. Răng sữa sẽ giữ chỗ cho răng vĩnh viễn tương ứng trên cung hàm. Giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng chỗ và giúp xương hàm phát triển bình thường. Vì vậy các bố mẹ nên lưu ý giữ gìn răng sữa để có thể có hàm răng vĩnh viễn đẹp đều nhé.

Tại sao phải chăm sóc hàm răng sữa?
Mọc răng ở trẻ thường đi kèm nhiều triệu chứng, khiến trẻ khó chịu

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc cần được giải đáp về chăm sóc răng miệng cho trẻ, quý vị có thể liên hệ:

  • Bệnh viện TM – RHM KTC Worldwide
  • Địa chỉ: 244A Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM
  • Website: https://benhvienworldwide.vn/
  • Hotline: 091.490.0016
Minh Anh 02

Vui lòng để lại thông tin tư vấn

( *Mọi thông tin đều được bảo mật )

Vui lòng để lại thông tin tư vấn

(*Mọi thông tin đều được bảo mật)

Mọc răng ở trẻ và những điều bạn cần biết

Mọc răng ở trẻ thường đi kèm nhiều triệu chứng, khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, vậy làm cách nào để xử lý những triệu chứng này, mọc răng ở trẻ thường đi kèm dấu hiệu nào? Hãy cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Trẻ mọc răng nào đầu tiên?

Trẻ mọc răng nào trước? Trẻ mọc răng nào đầu tiên? Theo thông tin từ trình tự mọc răng ở trẻ, chúng ta có thể thấy được, chiếc răng sữa xuất hiện đầu tiên ở trẻ thường là hai răng cửa dưới.

Trẻ mọc răng nào đầu tiên?
Trẻ mọc răng nào đầu tiên?

Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp, trình tự mọc răng ở trẻ không diễn ra như thông thường, chiếc răng sữa xuất hiện đầu tiên không phải răng cửa hàm dưới mà là hai răng cửa hàm trên, đây là điều hoàn toàn bình thường, do đó cha mẹ không cần lo lắng khi trình tự mọc răng ở trẻ không giống các bạn khác.

Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng hàm

Giai đoạn mọc răng hàm ở trẻ thường đi kèm nhiều triệu chứng như: Mệt mỏi, quấy khóc, sốt, nóng,…đây được xem là những dấu hiệu hết sức bình thường, cha mẹ có thể cải thiện cảm giác đau nhức cho con bằng những cách sau đây:

  • Không ép trẻ ăn khi trẻ mệt mỏi, quấy khóc.
  • Chi bữa ăn của bé thành 6 – 8 bữa, mỗi lần chỉ cần ăn từng chút.
  • Ưu tiên các loại thức ăn mềm, loãng như: cháo, súp, canh,…
  • Nên cho bé uống nước ép hoa quả để làm giảm tình trạng đau nhức.
  • Nếu bé sốt từ 38 – 38.5 độ, mẹ có thể lấy khăn ấm đặt lên trán trẻ hoặc lau người cho trẻ.
  • Tuyệt đối không tự ý kê đơn thuốc hạ sốt, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng.
  • Nếu trẻ đi ngoài liên tục trong giai đoạn mọc răng hàm, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Thường xuyên lau miệng và răng cho bé để giữ gìn vệ sinh, hạn chế vi khuẩn tấn công.

Trên đây là những cách mà cha mẹ có thể áp dụng khi trẻ mọc răng hàm, trong trường hợp trẻ sốt quá cao hay ngủ li bì, mê man, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

Tham khảo ngay Dịch vụ nhổ răng sữa cho trẻ em tại bệnh viên Worldwide đẹp như vườn cổ tích!

Cách giảm đau khi trẻ mọc răng

Đau nhức là dấu hiệu phổ biến ở giai đoạn mọc răng ở trẻ, điều này thường khiến trẻ chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc, để hạn chế cảm giác đau nhức khi mọc răng ở trẻ, cha mẹ có thể áp dụng một số gợi ý sau đây:

  • Để bé được nhai, vì hoạt động này sẽ làm dịu cơn đau khi mầm răng nhú lên khỏi lợi, bạn có thể sử dụng vòng ngậm cho bé với chất liệu cao su mấp mô hay miếng khăn sạch đều được.
  • Cho bé sử dụng đồ ăn mát, vì nhiệt độ của các loại thức ăn mát sẽ làm dịu cơn đau, giúp bé dễ chịu hơn.
  • Bên cạnh đồ ăn mát, cha mẹ có thể cho bé uống đồ uống mát để làm dịu đi cơn đau, phương pháp này có thể áp dụng cho các bé trên 6 tháng tuổi.

Xử lý những triệu chứng ở trẻ mọc răng

Mọc răng ở trẻ lúc nào cũng đi kèm nhiều triệu chứng, khiến trẻ cảm thấy khó chịu, do đó bố mẹ nên nắm một vài cách xử lý để làm dịu cơn đau cho trẻ để vượt qua giai đoạn này:

Xử lý những triệu chứng ở trẻ mọc răng
Xử lý những triệu chứng ở trẻ mọc răng
  • Giữ vệ sinh răng miệng cho bé .
  • Rửa sạch tay trước khi chà nướu cho trẻ.
  • Cho bé ngậm vòng silicon nếu bé quấy khóc, đau nhức.
  • Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng Aspirin dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Không sử dụng cồn để chà xát lên nướu của bé.
  • Không để bé tiếp xúc với những đồ chơi sắc nhọn hoặc góc cạnh để hạn chế làm tổn thương nướu, điều này sẽ làm tình trạng đau nhức thêm tồi tệ.

Mọc răng ở trẻ là giai đoạn không hề dễ dàng với cả cha mẹ và bé, do đó cha mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức để cùng con vượt qua cột mốc này một cách thuận lợi nhất.

Xem thêm Những sai lầm cha mẹ gặp phải khi chăm sóc răng trẻ em bạn cần phải biết để phòng ngừa!

Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào trong giai đoạn mọc răng ở trẻ, cha mẹ có thể liên hệ trực tiếp với Bệnh viện Răng hàm mặt Worldwide để được chuyên gia tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Bạn có thể quan tâm: 

> Nguyên nhân sâu răng sữa ở trẻ em và cách phòng ngừa

> Kinh nghiệm khám bệnh viện răng hàm mặt Worldwide

> Lấy cao răng bao nhiêu tiền? Bảng giá niêm yết tại Worldwide

> Chỉnh nha sớm tại Bệnh viện Worldwide

iconzalochat