Trồng răng – Những kiến thức không thể không biết!

Với nền y khoa phát triển như hiện nay, bệnh nhân mất răng hoàn toàn có thể phục hình lại răng và ăn nhai như bình thường nhờ vào các phương pháp trồng răng hiện đại. Vậy trồng răng là gì? Trồng răng có nguy hiểm không? Trồng răng xong nên ăn gì và không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này ngay sau đây nhé!

Trồng răng là gì?

Trồng răng được hiểu đơn giản là kỹ thuật thay thế răng thật bị tổn thương bằng răng nhân tạo. Phương pháp này không chỉ phục hình lại răng mà còn giúp bệnh nhân ăn, nhai thoải mái hơn.

Hiện nay có khá nhiều phương pháp trồng răng giả khác nhau, mỗi phương pháp sẽ có ưu – nhược điểm cụ thể về độ bền cũng như chi phí thực hiện. Do đó bệnh nhân cần nắm rõ các phương pháp trồng răng hiện có để chọn ra hình thức trồng răng phù hợp nhất.

Khi nào nên trồng răng?

Răng không chỉ đảm nhận chức năng nhai mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và phát âm của chúng ta. Việc mất răng sẽ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng do thức ăn không được nghiền nát đủ, đôi khi mất răng sẽ khiến giọng nói của chúng ta bị thay đổi, vì vậy trồng răng là phương pháp cần thực hiện sớm.

trồng răng
Khách hàng làm All-on-4 với trường hợp mất răng toàn hàm

Vậy khi nào trồng răng là hợp lý? Câu trả lời chính là:

  • Khi bị mất một hoặc nhiều răng.
  • Răng của bạn có nhiều kẽ hở lớn, khiến thức ăn nhồi nhét và không đảm bảo thẩm mỹ gương mặt.
  • Răng bị tổn thương, gãy, vỡ do chấn thương.
  • Răng bị sâu lỗ to, không thể cải thiện bằng các biện pháp thông thường.

3 Phương pháp trồng răng bạn nên biết

Dưới đây là 3 phương pháp trồng răng giả được áp dụng phổ biến nhất hiện nay:

1. Trồng răng sứ thẩm mỹ

Trồng răng sứ thẩm mỹ còn được gọi là bọc sứ thẩm mỹ, đây là phương pháp thẩm mỹ nha khoa được áp dụng phổ biến trong 5 năm trở lại đây.

Để bọc răng sứ, bệnh nhân cần mài nhỏ cùi răng thật sau đó sẽ gắn mão sứ bên ngoài. Tùy vào chất lượng răng sứ mà tuổi thọ của phương pháp này có thể duy trì từ 7 – 15 năm.

1.1 Ưu điểm

  • Đảm bảo chức năng ăn nhai cho bệnh nhân.
  • Răng sứ có tạo hình đẹp và màu sắc tự nhiên.
  • Có thể duy trì từ 7 – 10 năm, chất liệu an toàn, không gây kích ứng.

1.2 Nhược điểm

  • Cần mài nhỏ răng thật để bọc sứ, răng sau khi mài không thể quay trở lại trạng thái lúc đầu.
  • Răng sứ không thể tồn tại vĩnh viễn, cần phải thay mới khi có dấu hiệu hư tổn.
  • Chi phí tương đối cao nếu bọc sứ nguyên hàm.

1.3 Ai nên trồng răng sứ thẩm mỹ?

Bọc sứ thẩm mỹ là phương pháp thường được khuyên dùng trong các trường hợp như:

  • Răng thưa (số lượng ít).
  • Răng mẻ, vỡ quá ⅔ diện tích.
  • Răng bị nhiễm màu.
  • Răng sau khi điều trị tủy.

(Răng hô, móm mức độ nhẹ vẫn có thể khắc phục bằng kỹ thuật bọc sứ thẩm mỹ, tuy nhiên phương pháp này không được khuyến khích vì gây xâm lấn khá nhiều và không mang lại hiệu quả triệt để như niềng răng).

2. Trồng răng sứ bắc cầu

Kỹ thuật này còn được gọi là cầu răng sứ, đây là phương pháp phục hình răng được nhiều khách hàng tìm kiếm nhờ chi phí hợp lý.

Để làm răng sứ bắc cầu, bệnh nhân cần mài nhỏ hai răng kế cận làm trụ, sau đó gắn dãy mão sứ lên trên để phục hình. Thời gian làm cầu răng sứ rơi vào khoảng 4 – 7 ngày (tính từ ngày mài răng đến ngày phục hình hoàn thiện).

2.1 Ưu điểm

  • Răng sứ có thiết kế tự nhiên.
  • Đảm bảo chức năng nhai tốt.
  • An toàn với người bệnh.
  • Chi phí phục hình thấp hơn trồng răng implant.

2.2 Nhược điểm

  • Khó thực hiện trong trường hợp mất răng cửa, răng nanh và răng hàm trong cùng.
  • Cần mài răng kế cận để lắp mão sứ nên có thể gây tổn thương tủy răng và làm mòn men răng.
  • Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm.
  • Răng phục hình chỉ có thân răng, không có chân răng.
  • Trụ răng sau một thời gian sẽ suy yếu vì phải chịu lực nhiều hơn bình thường.
  • Tuổi thọ răng không dài, chỉ được 7 – 10 năm, cần làm lại nhiều lần.

2.3 Ai nên trồng răng sứ bắc cầu?

Theo các chuyên gia, bạn nên làm cầu răng sứ trong trường hợp mất răng nhưng không có đủ chi phí để cấy ghép implant. Phương pháp này còn được gợi ý cho bệnh nhân mất răng nhưng xương hàm không đủ điều kiện để cấy ghép implant.

3. Trồng răng sứ trên Implant

Răng sứ trên implant là hệ thống răng giả tiên tiến nhất hiện nay. Khi phục hình răng theo phương pháp này, bệnh nhân sẽ trải qua tiểu phẫu đặt trụ implant vào xương hàm, sau 3 – 6 tháng (khi implant đã tích hợp với xương), bác sĩ tiến hành gắn mão sứ trên implant để hoàn thiện.

3.1 Ưu điểm

  • Răng implant có tính cơ học cao, tương thích tuyệt đối với cơ thể.
  • Ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm và lão hóa khuôn mặt.
  • Tính thẩm mỹ tối đa vì răng có hình dáng và màu sắc tương đồng như răng thật.
  • Không cần mài răng thật mà sẽ cấy ghép ngay tại vùng mất răng.
  • Tuổi thọ răng lên đến 25 năm hoặc vĩnh viễn nếu chăm sóc đúng cách.

3.2 Nhược điểm

  • Thời gian điều trị tương đối lâu (mất từ 3 – 6 tháng).
  • Chi phí cao hơn các phương pháp trồng răng thông thường từ 20 – 30 triệu đồng.

3.3 Ai nên trồng răng sứ trên implant?

Tuy có chi phí khá cao nhưng bù lại, răng implant có thể tồn tại vĩnh viễn trên cung hàm mà không phải làm đi lại lại nhiều lần, dưới đây là những đối tượng phù hợp với phương pháp này:

  • Bệnh nhân bị mất một răng, nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm.
  • Bệnh nhân mất răng nhưng không muốn mài răng để phục hình.

Quy trình trồng răng giả được tiến hành như thế nào?

Mỗi phương pháp trồng răng sẽ có quy trình riêng để thực hiện, tuy nhiên nhìn chung, các phương pháp trồng răng giả bao gồm các bước như sau:

Bước 1. Thăm khám, kiểm tra, tư vấn

Trước khi trồng răng, bệnh nhân được kiểm tra tình trạng răng cũng như những khuyết điểm đang có trên răng để đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Tùy vào điều kiện kinh tế của bệnh nhân cũng như khiếm khuyết trên răng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp và dòng vật liệu phù hợp để trồng răng hiệu quả.

Bước 2. Xử lý các bệnh lý về răng miệng nếu có

Trước khi bọc sứ, làm cầu răng hay trồng răng implant, bệnh nhân cần điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng nếu có, đây là điều kiện kiên quyết để kết quả phục hình răng không bị ảnh hưởng.

Bước 3. Tiến hành trồng răng giả

Sau khi xử lý tất cả bệnh lý răng miệng cho bệnh nhân, bác sĩ tiến hành trồng răng giả theo phương pháp đã lựa chọn. Tùy vào hình thức phục hình răng được lựa chọn, thời gian trồng răng sẽ khác nhau.

Trồng răng sứ giá bao nhiêu?

Chi phí bọc răng sứ hiện nay dao động từ 2 – 7 triệu đồng, tùy vào dòng răng sứ mà khách hàng lựa chọn. Trong đó răng sứ kim loại là dòng răng có chi phí tương đối thấp, dao động từ 1.5 đến 3 triệu đồng, răng sứ cao cấp có mức giá khá cao, dao động từ 5 – 10 triệu đồng.

Trồng răng sứ giá bao nhiêu 1 chiếc tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Worldwide? Chi phí này được thể hiện trong bảng dưới đây:

Răng sứ Chi phí
Răng sứ Inlay / Onlay Từ 5 – 6 triệu/ răng
Răng sứ sườn Crom Cobalt 3.5 triệu/ răng
Răng sứ full Zirconia 5 triệu/ răng
Răng sứ HT Smile 7 triệu/ răng
Răng sứ Nacera – Răng sứ ngọc trai 10 triệu/ răng

Trồng răng implant giá bao nhiêu?

Trồng răng implant giá bao nhiêu? Chi phí trồng răng implant có đắt không? Hiện nay trồng răng implant là kỹ thuật phục hình răng tiên tiến nhất và cũng là kỹ thuật có chi phí đắt nhất trong tất cả các phương pháp trồng răng.

Chi phí trồng răng implant khi không cần ghép xương và nâng xoang dao động từ 18 – 28 triệu đồng. Nếu xương hàm không đủ thể tích để cấy ghép, bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương, chi phí này rơi vào khoảng 7 – 10 triệu đồng.

Trồng răng implant giá rẻ – Những biến chứng nguy hiểm

Khi tìm hiểu về chi phí trồng răng implant, phần lớn khách hàng cảm thấy chi phí này quá cao và đã đi tìm các dịch vụ trồng răng implant giá rẻ để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên hãy cân nhắc thật kỹ vì răng implant có phần trụ cấy trực tiếp vào xương hàm, nếu chọn dòng răng kém chất lượng, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể là:

  • Tình trạng viêm nhiễm, chảy máu chân răng kéo dài do phòng phẫu thuật không đạt tiêu chuẩn vô trùng.
  • Răng implant kém tích hợp, kéo dài thời gian điều trị.
  • Sưng đau tại vùng cấy ghép.
  • Răng implant bị đào thải, ảnh hưởng đến các răng xung quanh.

Trên đây chỉ là những biến chứng cấp độ nhẹ khi trồng răng implant giá rẻ. Với những cơ sở nha khoa không đạt điều kiện cấy ghép, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ chưa có đủ tay nghề trồng răng, bệnh nhân có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Màng xương bị hỏng hoặc viêm nhiễm kéo dài.
  • Trụ răng tác động đến dây thần kinh trong răng.

Những điều cần biết trước khi trồng răng giả

Dưới đây là những điều bạn cần biết khi quyết định trồng răng giả:

1. Trồng răng implant có nguy hiểm không?

Kỹ thuật trồng răng implant là cách phục hình răng khá phức tạp, nó đòi hỏi tay nghề thực hiện vững vàng từ đội ngũ bác sĩ, chưa kể trang thiết bị và máy móc hỗ trợ phải có tính chính xác để rút ngắn thời gian lành thương cho bệnh nhân.

Trồng răng implant được chứng minh về tính an toàn và khả năng tương thích cao với cơ thể người, tuy nhiên bệnh nhân hoàn toàn có thể đối mặt với nhiều biến chứng nếu thực hiện cấy ghép răng tại cơ sở nha khoa không đảm bảo, các biến chứng có thể xảy ra đã được liệt kê ở nội dung phía trên.

2. Trồng răng giả có đau không?

Trồng răng giả có đau không? Câu trả lời là có. Bất kỳ tác động nào lên răng và xương hàm đều sẽ gây đau nhức. Mức độ đau nhiều hay ít còn tùy vào kỹ thuật tác động và phương pháp trồng răng mà bạn lựa chọn.

Nếu lo lắng việc trồng răng giả sẽ gây đau nhức thì bạn có thể yên tâm vì với các biện pháp hỗ trợ giảm đau và trang thiết bị tiên tiến như hiện nay, hầu hết các phương pháp trồng răng đều không gây đau nhức quá nhiều.

3. Trồng răng implant có đau không?

Để trồng răng implant, bệnh nhân cần trải qua quy trình cắm trụ implant, nghe tới vít implant và kỹ thuật tách nướu, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng cảm thấy đau nhức nhưng sự thật không “kinh khủng” như vậy.

Trước khi trồng răng implant, bệnh nhân đều được gây tê hoặc gây mê toàn thân, thời gian cấy implant cũng chỉ mất khoảng 20 – 25 phút nên đa số bệnh nhân đều không cảm thấy đau nhức khi trồng răng, có chăng chỉ là cảm giác căng tức do tác dụng của thuốc tê.

Quá trình cấy trụ implant có thể không đau nhưng sau đó chắc chắn sẽ có đau vì lúc này thuốc tê đã hết tác dụng. Để bệnh nhân vượt qua cơn đau nhẹ nhàng nhất, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau với liều lượng phù hợp.

4. Trồng răng giả mất bao lâu thì có thể ăn uống bình thường?

Với sự phát triển của công nghệ, răng giả được chế tác gần như răng thật, ngoài ra nó không gây hại đến mô nướu và có khả năng chịu lực khá ổn định. Vậy trồng răng giả bao lâu có thể ăn uống được bình thường?

Tùy vào phương pháp trồng răng mà sau 24 – 48 tiếng, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên để giữ cho răng giả có độ ổn định và bền chắc nhất, bệnh nhân cần nghỉ ngơi và hạn chế ăn uống khoảng 30 phút đầu sau khi trồng răng.

Trồng răng Implant mới nhất 2022
Trồng răng Implant mới nhất 2022

Trong thời gian từ 24 – 48 tiếng sau khi trồng răng, răng giả và chân răng chưa thực sự đủ mạnh để chịu lực nhai lớn, chính vì vậy bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý, tránh sử dụng các thực phẩm quá dai hoặc cứng vì có thể làm đứt liên kết giữa răng giả và trụ răng.

Trồng răng nên ăn gì, kiêng gì?

Như đã đề cập ở phần trên, bệnh nhân sau khi trồng răng từ 24 – 48 tiếng có thể ăn uống bình thường, tuy nhiên cần tránh sử dụng một số loại thực phẩm có hại đến liên kết giữa răng và trụ răng, vậy cụ thể bệnh nhân sau khi trồng răng nên ăn gì và không nên ăn gì?

1. Trồng răng nên ăn gì?

Sau 24 giờ cấy ghép implant, bệnh nhân nên ăn các món ăn được chế biến ở dạng lỏng hoặc mềm như: Súp, cháo dinh dưỡng, khoai tây nghiền, yến mạch,….Nên bổ sung nước ép trái cây như: Nước ép cam, nước ép táo, nước ép ổi để tăng sức đề kháng cho răng.

Sau 2 – 3 ngày trồng răng, bệnh nhân có thể sử dụng một số món ăn như: Sữa, trứng, yến mạch, cháo thịt, chuối, cam, bơ, khoai tây,…

Trong 2 tuần tiếp theo, nếu không còn thấy đau nhức, bạn có thể ăn uống như bình thường nhưng cần đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất để răng có độ bền cao nhất.

2. Trồng răng nên kiêng gì?

1 tuần đầu sau khi trồng răng là giai đoạn quyết định trực tiếp đến tốc độ lành thương, do đó bệnh nhân cần kiêng ăn một số loại thực phẩm để răng tránh bị tác động tiêu cực. Dưới đây là những thực phẩm không nên ăn sau khi trồng răng:

  • Trong 2 – 3 ngày đầu trồng răng: Kiêng ăn đồ cay nóng, đồ nóng lạnh hoặc thức ăn quá chua.
  • Trong 1 tuần đầu cấy ghép: Không uống rượu bia và đồ uống có gas.
  • Trong 2 tuần đầu cấy ghép: Không ăn thực phẩm quá dai hoặc cứng.

Một số lưu ý sau khi làm răng giả

  • Nên cắn chặt gạc ở vùng răng cấy ghép khoảng 30 – 60 phút để máu ngưng chảy.
  • Tuyệt đối không khạc nhổ nếu trồng răng implant.
  • Uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Có thể chườm đá để giảm đau tại nhà.
  • Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng, không sử dụng nước muối tự pha vì không đảm bảo sạch khuẩn.

Trồng răng giả ở đâu tốt nhất HCM?

Sau khi tìm hiểu về các phương pháp trồng răng, bạn quyết định sử dụng này để phục hình răng và chưa biết địa chỉ nào trồng răng implant tại TPHCM có độ an toàn cao? Nếu vậy hãy tham khảo công nghệ trồng răng implant kỹ thuật cao tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Worldwide.

1. Trồng răng implant kỹ thuật cao

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Worldwide là địa chỉ đi đầu về công nghệ cấy ghép implant nhờ sử dụng hệ thống máy móc tân tiến, cung cấp hình ảnh 3D của khuôn hàm, nhờ đó hỗ trợ thao tác cấy ghép implant chuẩn xác, hạn chế tối đa rủi ro và biến chứng.

2. Trồng răng sứ thẩm mỹ bền, đẹp

Công nghệ trồng răng sứ thẩm mỹ tại Worldwide không chỉ mang đến cho khách hàng hàm răng đều, đẹp, trắng sáng mà còn đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài nhờ sử dụng vật liệu chính hãng.

3. Trồng răng sứ bắc cầu

Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể trồng răng sứ bắc cầu thay vì trồng răng implant. Tại Worldwide, kỹ thuật trồng răng sứ bắc cầu được đầu tư tỉ mỉ về máy móc và vật liệu, nhờ đó khách hàng có được hàm răng chắc khỏe, đảm bảo duy trì chức năng ăn nhai từ 7 – 8 năm.

Bạn không may gặp khiếm khuyết trên răng và muốn trồng răng để cải thiện, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Worldwide, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn chọn ra phương pháp trồng răng phù hợp với chi phí tiết kiệm nhất.

iconzalochat