Niềng răng mặt trong còn được gọi là niềng răng mặt lưỡi, đây là kỹ thuật niềng răng khá độc đáo vì toàn bộ khí cụ được lắp phía trong hàm răng, không để lộ ra ngoài. Nhờ cách gắn khí cụ này, bệnh nhân có thể giao tiếp thoải mái mà không lo bị người đối diện phát hiện.
Niềng răng mặt trong là gì?
Niềng răng mặt trong còn được biết đến với tên gọi là niềng răng mặt lưỡi hay niềng răng mắc cài mặt trong. Đây là kiểu niềng răng tương tự như niềng răng truyền thống vì cũng sử dụng bộ khí cụ gồm: Mắc cài, dây cung để dịch chuyển răng về đúng vị trí.
Tuy giống nhau về cơ chế hoạt động nhưng niềng răng mặt trong thay vì gắn khí cụ ở mặt ngoài của răng thì sẽ gắn phía trong (mặt lưỡi) để giấu đi bộ mắc cài.
Kỹ thuật niềng răng mặt trong ra đời với mục đích đảm bảo thẩm mỹ tối đa cho bệnh nhân trong thời gian chỉnh nha vì có khá nhiều bệnh nhân quan ngại bộ mắc cài niềng răng sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của mình.
Niềng răng mặt trong được đánh giá cao nhờ kết hợp ưu điểm của niềng răng mắc cài truyền thống và niềng răng trong suốt, do đó chi phí niềng răng mắc cài mặt trong cũng rất xa xỉ, chỉ rẻ hơn niềng răng trong suốt Invisalign mà thôi.
Để thực hiện phương pháp niềng răng mặt trong, bác sĩ phải có tay nghề chuyên môn cao, đồng thời nha khoa niềng răng phải có đủ trang thiết bị hỗ trợ để đảm bảo tính chính xác khi niềng răng.
Ai phù hợp niềng răng mặt trong?
Niềng răng mặt trong phù hợp với tất cả trường hợp và các dạng khiếm khuyết trên răng, kể cả răng hô, răng móm và răng khấp khểnh nặng. Riêng trường hợp răng sai lệch do xương hàm thì cần kết hợp cả niềng răng với phẫu thuật hàm để mang lại kết quả tốt nhất. Đây là kỹ thuật chỉnh nha phù hợp với những ai có nhu cầu giao tiếp thường xuyên nhờ mắc cài không lộ ra ngoài.
1. Cần giữ thẩm mỹ khi niềng răng
Niềng răng mặt lưỡi phù hợp với những bệnh nhân có răng sai lệch ở mức khó đến phức tạp. Nếu bạn làm công việc cần giao tiếp thường xuyên nhưng không có đủ tài chính để niềng răng trong suốt thì đây là giải pháp phù hợp vì vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa tiết kiệm chi phí.
2. Niềng răng hô
Răng hô là tình trạng răng hàm trên nhô về trước quá nhiều so với răng hàm dưới, khiến gương mặt mất cân đối, tình trạng này còn được biết đến với tên gọi là khớp cắn sâu.
Nếu niềng răng hô với kỹ thuật niềng răng truyền thống, phần mắc cài cộm lên sẽ khiến khuôn miệng càng thêm “chật chội”, giải pháp hoàn hảo nhất cho tình trạng này là niềng răng mặt lưỡi hoặc niềng răng trong suốt. Riêng với tình trạng hô nặng, bạn nên ưu tiên kỹ thuật niềng răng mặt lưỡi để rút ngắn thời gian điều trị.
3. Niềng răng móm
Răng móm là tình trạng răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên (ở trạng thái khép miệng tự nhiên), tình trạng này khiến gương mặt kém thẩm mỹ và việc ăn nhai cũng có khăn hơn. Để cải thiện răng móm, bệnh nhân có thể tìm đến kỹ thuật niềng răng mắc cài mặt trong.
Thời gian niềng răng móm với mắc cài mặt trong tương đối nhanh, với tình trạng móm nhẹ đến trung bình, bệnh nhân chỉ mất khoảng 12 – 18 tháng để hoàn tất quy trình niềng răng.
4. Niềng răng thưa
Răng thưa là tình trạng khiến chúng ta cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp, cảm giác khi nói chuyện, người đối diện sẽ nhìn thấy khoảng trống trên răng khiến chúng ta tự ti và ít khi cười nói hơn.
Để cải thiện răng thưa, có nhiều phương pháp bệnh nhân có thể sử dụng, trong đó niềng răng mặt lưỡi là kỹ thuật mang lại hiệu quả cao, đồng thời đảm bảo thẩm mỹ trong suốt thời gian chỉnh nha.
Quy trình niềng răng mặt trong tại Bệnh viện Worldwide
Quy trình niềng răng mắc cài mặt trong tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Worldwide gồm những bước như sau:
Bước 1: Khám và chụp phim
Tại bước đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám để xem xét tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Sau đó chụp phim X-quang để kiểm tra tương quan khớp cắn cũng như cân đo tỷ lệ thẩm mỹ khuôn hàm của bệnh nhân.
Bước 2: Lên phác đồ điều trị
Dựa vào kết quả chụp chiếu và thăm khám, bác sĩ sẽ phân tích và đưa ra lộ trình niềng răng chi tiết cho bệnh nhân.
Bước 3: Lấy mẫu hàm, thiết kế mắc cài
Sau khi trao đổi và tư vấn cho bệnh nhân, bác sĩ tiến hành lấy dấu răng trên thạch cao và gửi mẫu đến phòng lab để thiết kế bộ mắc cài.
Bước 4: Gắn mắc cài
Sau khoảng 3 – 4 ngày, bệnh nhân quay lại nha khoa để tiến hành gắn mắc cài, bắt đầu thời gian chỉnh nha.
Bước 5: Theo dõi chỉnh nha
Kể từ khi gắn mắc cài, định kỳ 2 – 3 tuần, bệnh nhân ghé đến nha khoa để kiểm tra tốc độ dịch chuyển của răng cũng như kiểm soát răng theo phác đồ điều trị.
Lời kết
Trên đây là sơ lược về kỹ thuật niềng răng mặt trong (niềng răng mặt lưỡi). Để tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo từ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Worldwide nhé!
Một số thông tin bổ ích khác về phương pháp niềng răng:
- Hỏi & Đáp nhanh: Niềng răng thẩm mỹ giá bao nhiêu?
- Liệt kê đặc điểm các loại niềng răng phổ biến hiện nay
- Quy trình niềng răng tại Bệnh viện WORLDWIDE
- …