Nhiều người e ngại khay niềng trong suốt Invisalign không đủ khả năng chỉnh nha ở những ca phức tạp. Điều này là hoàn toàn sai lầm.
Niềng răng Invisalign
Niềng răng Invisalign hay gọi tắt là (Invisalign) loại hình điều trị chỉnh nha tiên tiến bậc nhất theo công nghệ Mỹ. Bác sĩ sẽ sử dụng hàng loạt các khay trong suốt để làm dịch chuyển răng đến vị trí mong muốn.
Người niềng Invisalign chỉ việc đeo khay liên tục 20-22h một ngày, thay khay định kỳ theo chỉ định, trong quá trình đeo khay có thể dễ dàng ăn uống, tháo lắp, chải răng và vệ sinh răng miệng bình thường.
Vì tính chất khay niềng trong suốt, hầu như vô hình không ai có thể nhìn thấy, đây là giải pháp hoàn hảo để niềng răng nếu muốn trong thời gian đeo niềng vẫn có thể giao tiếp tự tin, giải phóng đi những nỗi lo lắng thường trực của việc đeo mắc cài bất tiện.
Vậy, niềng răng không mắc cài có thể áp dụng với các trường hợp nào? Công nghệ kỹ thuật số hiện đại giúp Invisalign can thiệp hiệu quả những ca dịch chuyển răng từ đơn giản đến phức tạp. Nhờ vậy, Invisalign có thể xử lý thành công các khuyết điểm về răng như hô, móm, thưa, lệch lạc, lộn xộn, khấp kểnh… giúp bạn có hàm răng đều, đẹp, đảm bảo đúng khớp cắn, nâng cao tính thẩm mỹ.
Dưới đây là một số vấn đề có thể điều trị được bằng Invisalign
- Răng chen chúc: là khi hàm không có đủ chỗ cho tất cả răng, răng mọc lệch, lộn xộn, trồi lên, chen chúc hoặc thụt vào.
- Răng thưa: khi có những khoảng trống hoặc không gian giữa các răng, thường thấy ở răng cửa làm mất thẩm mỹ.
- Khớp cắn chéo: khi hàm trên và hàm dưới đều không thẳng hàng. Do đó, một hoặc nhiều hơn một răng của hàm trên cắn vào mặt trong của răng dưới, và có thể xảy ra ở cả phía trước và/ hoặc ở hai bên miệng.
- Khớp cắn sâu (hô vẩu): Khi răng của hàm trên che phủ đáng kể răng của hàm dưới.
- Khớp cắn ngược (móm): Khi răng dưới chìa vượt ra ngoài răng trên, thường do hàm trên kém phát triển, hàm dưới phát triển quá mức, hoặc cả hai.
- Khớp cắn hở: Khi hai hàm không khít nhau.
Các bác sĩ nha khoa sẽ khám và tư vấn xem mức độ phù hợp của Invisalign với nhu cầu của mỗi người, và cho bạn biết liệu tình trạng răng của bạn có phù hợp với niềng răng Invisalign hay không. Một số trường hợp phức tạp và trầm trọng hơn có thể được chỉ định niềng mắc cài hoặc phải phẫu thuật hàm.
Dù chỉ định khá rộng rãi, các ca điều trị Invisalign cũng cần phải được chọn lọc kĩ càng và lên kế hoạch thật cẩn thận. Do đó các bạn cần phải lựa chọn một nơi thật uy tín, có các bác sĩ giỏi, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại và chất lượng dịch vụ tốt để sử dụng dịch vụ này đạt hiệu quả cao nhất.
Bác sĩ giải đáp các câu hỏi về niềng răng trong suốt Invisalign:
- Niềng răng Invisalign có tốt không?
- Vì sao giá niềng răng Invisalign đắt hơn niềng truyền thống?
- Hàm duy trì niềng răng là gì? 3 Loại hàm duy trì phổ biến hiện nay
- Các loại mắc cài niềng răng được ưa chuộng nhất
- Niềng răng bao nhiêu tiền? 3 Yếu tố quyết định chi phí niềng răng?
- Bảng giá niềng răng không mắc cài Invisalign chi tiết nhất
- Invisalign: Niềng răng vô hình – hiệu quả hữu hình
Tham vấn chuyên môn: Bác sĩ Nguyễn Mộng Đăng Kiều
Tham vấn chuyên môn: Bác sĩ Nguyễn Mộng Đăng Kiều